Bạn nghe nhắc rất nhiều về Brand, Brand marketing nhưng chưa thật sự hiểu rõ về nó. Hãy cũng APPNET tìm hiểu và phân tích thật chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.
Brand là gì?
Brand (hay thương hiệu) là cách một công ty phân biệt mình với các thương hiệu cùng ngành hàng. Thương hiệu giúp mọi người xác định một công ty, sản phẩm hoặc cá nhân cụ thể.
Thương hiệu là vô hình, có nghĩa là bạn không thể thực sự chạm vào hoặc nhìn thấy nó. Do đó, chúng giúp hình thành nhận thức của mọi người về công ty, sản phẩm của họ khi được nhắc tới.
Các thương hiệu thường sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu để giúp tạo ra bản sắc thương hiệu, cá tính riêng của thương hiệu trên thị trường.
Ví dụ như Omo là thương hiệu của Unilever, cách công ty sử dụng để phân biệt sản phẩm của mình với các thương hiệu bột giặt khác trên thị trường. Đây được gọi là tài sản thương hiệu.
Mọi người thường nhầm lẫn thương hiệu với những thứ như logo, slogan. Tuy nhiên thương hiệu rộng và bao hàm rất nhiều yếu tố. Thương hiệu được coi là một trong những tài sản quan trọng và có giá trị nhất của công ty.
Vậy nên các công ty có thể bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đăng ký nhãn hiệu.
Brand marketing là gì?
Khác với Brand, Brand marketing là quá trình thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Có thể hiểu là quá trình doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. Từ đó phát triển, định vị, khắc sâu thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Do đó công việc của Brand marketing là tạo ra các chiến dịch truyền thông, hay truyền tải những thông điệp. Qua đó giúp thu hút, lấy được tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu.
5 Hoạt động chính trong Brand Marketing.
Target Consumers Understanding.
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu cho chiến dịch marketing vô cùng quan trọng (đúng người, đúng nhu cầu. Tăng độ yêu thích và hài lòng). Điều này cũng giúp giảm chi phí tiếp cận, tăng doanh số. Để làm tốt điều này, cần làm các việc sau:
- Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu (nhân khẩu học, sở thích, hành vi thói quen, lối sống, thói quen tiếp cận sản phẩm, động cơ hay rào cản).
- Xác định phân khúc thị trường. Phân tích sâu nhu cầu và lựa chọn nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu. Và nhóm người dùng có giá trị nhất với thương hiệu.
- Xác định insight của khách hàng mục tiêu. Khi bạn nắm chắc insight trong tay thì 50% chiến dịch marketing đã thành công. Đây cũng là vấn đề nan giải của các maketer vì insight dễ hiểu nhưng khó tìm.
Brand Strategy Planning.
Để tránh doanh nghiệp đi lệnh hướng. Doanh nghiệp cần hoạch định ra cho mình những chiến lược brand marketing cụ thể, rõ ràng. Doanh nghiệp cần lên được chiến lược cụ thể về:
- Định vị Thương hiệu: Thương hiệu đang ở đâu trên thị trường? Khách hàng mục tiêu là ai? Có những insight nào?
- Đặt mục tiêu Thương hiệu: Cần có mục tiêu rõ ràng và phù hợp. bắt đầu Mục tiêu Kinh doanh (Business Objectives), cần triển khai thành Mục tiêu Marketing (Marketing Objectives) Sau đó chi tiết hóa thành Mục tiêu Truyền thông (Communication Objectives).
- Brand Audit: Quá trình Kiểm định, thường bắt đầu từ khoảng Quý III hằng năm và bao gồm 6 phần: (Business) Phân tích Tình hình Kinh doanh, (Consumer) Phân tích Người tiêu dùng, (Brand) Khảo sát Sức khoẻ Thương hiệu, (Product) Phân tích Danh mục Thương hiệu & Sản phẩm, (Marketing) Đánh giá Hoạt động Marketing, (Issues & Opportunities).
Brand Marketing Implementation.
Sau khi đã vạch chiến lược và các bước đi cụ thể. Các chiến dịch marketing sẽ được triển khai cụ thể qua trụ cột chính bao gồm: Phát triển sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông, kích hoạt thương hiệu, tiếp thị số.
Phát triển sản phẩm mới: Mới đồng nghĩa với phát triển. Không có doanh nghiệp hay thương hiệu nào phát triển được mà không không phát triển sản phẩm mới.
Sẽ có những nhu cầu mới, và doanh nghiệp cần nắm bắt ngay để thõa mãn nhu cầu của thị trường. Khi phát triển sản phẩm mới, đã kích hoạt nhu cầu dùng thử sản phẩm của khách hàng. Hoặc các cải tiển vể mặt bao bì, công thức, chức năng mới,… cần được đầu tư dài hạn và nên được thực hiện mỗi năm.
Quảng cáo truyền thông: Là thực hiện truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng. Việc này thực hiện qua các kênh truyền thông khách nhau, với chi phí tối ưu nhất. Sao cho tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng độ yêu thích và hài lòng với thương hiệu.
Kích hoạt thương hiệu: Nếu quảng cáo là truyền đi thông điệp. Thì kích hoạt thông điệp sẽ mang lại trải nghiệp cho khách hàng. Họ sẽ được trực tiếp thấy,nếm,chạm,ngửi. Kích hoạt truyền thông và quảng cáo sẽ phối hợp, bổ sung cho nhau. Có như vậy chiến dịch marketing mới toàn diện ở mọi mặt, tối ưu tiếp cận và trải nghiệp của khách hàng.
Tiếp thị số: Mang internet là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện này. Vậy nên digital là một công cụ không thể thiếu trong một chiến dịch truyền thông. Chúng ta có thể vừa triển khai, vừa đo lường vừa kiếm tra và hiệu chỉnh, chính là điểm mạnh của digital.
Marketing Support.
Marketing không thể thành công nên không có sự ủng hộ và giúp sức của nhà bán lẻ. Vì thắng lợi trong việc giành được tâm trí khách hàng, chưa hẳn đã có thể thúc đẩy doanh số. Do đó brand marketing đặc biệt cần trade marketing và sales phụ giúp một tay. Bao gồm 2 hoạt động chính là:
Phân phối bán hàng: Cần có chiến lược phân phối phù hợp, rõ ràng, thông nhất. Tránh việc bị cuốn theo thị trường cũng như các trường trình hàng năm.
Tiếp thị tại điểm bán: Trade marketing sẽ đảm bảo việc chiến thắng người mua tại điểm bán (Việc bày trí kệ hàng, các chương trình khuyến mãi,..). Đảm bảo mang lại lợi ích cả cho nhà bán lẻ, lẫn doanh nghiệp.
Effectiveness Tracking & Optimizing.
Chi phí bỏ ra để đo lường là vô cùng cần thiết và xứng đáng. Vì nó giúp bạn hiểu được ngân sách bỏ ra đã đi về đâu và liệu có hiệu quả hay không. Tất nhiên việc hiệu quả hay không nằm ở doanh số bán hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp hay người làm marketing vẫn cần các chỉ số khác, để có thể hiểu tận gốc vấn đề xảy ra ở đâu.
Dưới đây là các báo cáo huyền thoại mà người làm marketing mơ ước có được. Các chỉ số vô cùng rõ ràng và cụ thể, và có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Consumer Panel: Báo cáo chuyên sâu của Kantar WorldPanel về các chỉ số hành vi mua sắm và tiêu dùng, như Mức độ Thâm nhập, Tần suất / Lượng mua và sử dụng, Mức độ Trung thành, và các phân tích hành vi tiêu dùng khác.
Retail Audit: Báo cáo chuyên sâu của Nielsen về Thị phần và Tăng trưởng của thương hiệu, Xu hướng Ngành hàng & Phân khúc, Bao phủ và Tồn kho, Sự ủng hộ của Nhà bán lẻ và Người tiêu dùng, Giá trung bình… theo kênh và khu vực.
Brand Health Check: Báo cáo của Kantar MillwardBrown về các chỉ số Sức khoẻ Thương hiệu, như Mức độ Nhận biết-Khác biệt-Ý nghĩa, Phễu giữ chân Khách hàng, các Thuộc tính thương hiệu, Hiệu quả Truyền thông…
Kết luận.
Qua bài viết vừa rồi APPNET hi vọng, có thể giúp bạn hiểu và đưa ra cho mình một chiến dịch brand marketing chi tiết, hiêu quả. Tạo sự thu hút với khách hàng cũng như tạo ra những lợi nhuận cụ thể.
Các câu hỏi thường gặp
Brand là gì?
Brand (hay thương hiệu) là cách một công ty phân biệt mình với các thương hiệu cùng ngành hàng. Thương hiệu giúp mọi người xác định một công ty, sản phẩm hoặc cá nhân cụ thể.
Brand Marketing có những hoạt động nào?
- Target Consumers Understanding.
- Brand Strategy Planning.
- Brand Marketing Implementation.
- Marketing Support.
- Effectiveness Tracking & Optimizing.
Các chiến dịch marketing sẽ được triển khai qua trụ cột chính nào?
Phát triển sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông, kích hoạt thương hiệu, tiếp thị số.