CMS là gì? Top 7 hệ thống CMS phổ biến, hiệu quả hiện nay

CMS là gì là một câu hỏi mà chắc hẳn các SEOer có thể dễ dàng trả lời. Bởi nó được xem là một công cụ không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển website.

Vậy CMS là gì? Các hệ thống CMS nào phổ biến hiện nay? Bạn hãy cùng APPNET tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

CMS là gì

CMS là gì?

CMS là chữ viết tắt của Content Management Syste. Đây là phần mềm được sử dụng để tạo lập, chỉnh sửa và quản lý nội dung trên website.

CMS sẽ cung cấp một giao diện để người dùng có thể quản lý các trang web một cách đơn giản mà không cần viết code. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ người dùng cho việc quản lý người dùng, bài viết, trang, danh mục,…

Định nghĩa CMS

Các chức năng của CMS

CMS giúp quản lý nội dung website một cách hiệu quả và tiện lợi. Nó có các chức năng cơ bản như tạo, chỉnh sửa, lưu trữ và quản lý nội dung trên website. Phần mềm này còn có thể cung cấp cho người dùng các tiện ích hữu ích. Như là tìm kiếm, truyền tải và chia sẻ nội dung một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Hơn nữa, phần mềm này có khả năng quản lý quyền sử dụng và phân quyền người sử dụng. Nó giúp người quản trị có thể dễ dàng kiểm soát và đảm bảo an ninh cho nội dung của website. Nó cho phép người quản trị tạo các tài khoản và phân quyền sử dụng đối với từng tài khoản riêng biệt.

Bên cạnh đó, CMS còn có tính năng quản lý version. Tính năng này cho phép người quản trị quản lý và theo dõi các phiên bản khác nhau của nội dung trên website. Nó giúp người dùng dễ dàng sửa đổi và cập nhật thông tin mới nhất. Ngoài ra, nó còn cung cấp tính năng quản lý sitemap. Từ đó, người quản trị có thể quản lý và định hướng các trang web của website một cách dễ dàng và chính xác.

Lý do mà doanh nghiệp cần sử dụng CMS

Hệ thống quản lý nội dung (CMS) mang đến nhiều lợi ích to lớn cho cá nhân cũng như doanh nghiệp. Dưới đây là ba lý do chính cho tầm quan trọng ngày càng gia tăng của CMS:

Tận dụng website làm kênh marketing hiệu quả

CMS đóng vai trò quan trọng trong việc biến website thành một kênh marketing hiệu quả. Nhờ vào hệ thống này, doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch tiếp thị. Như email marketing, content marketing… một cách hiệu quả. Từ đó thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng và lan tỏa thương hiệu ra thị trường.

Dễ dàng cập nhật nội dung

Content marketing là một hình thức quảng cáo phổ biến và hiệu quả. Hệ thống CMS đã góp phần quan trọng trong việc mang lại hiệu quả cho các chiến dịch này. Với CMS, doanh nghiệp có thể tạo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung dễ dàng, nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi chỉ với vài thao tác đơn giản.

Hơn nữa, CMS cung cấp chức năng chỉnh sửa nội dung chưa hoàn thành. Hỗ trợ hạn chế truy cập và tự động xuất bản, thêm video và hình ảnh. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể kiểm soát và duy trì nội dung tiếp thị một cách chủ động.

Đảm bảo tính nhất quán cho doanh nghiệp

CMS cho phép chỉnh sửa, xây dựng nội dung website dễ dàng và cho phép nhiều người cùng chỉnh sửa trên cùng một giao diện. Điều này giúp hệ thống quản lý của doanh nghiệp duy trì tính nhất quán hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực. Sự linh hoạt của CMS giúp doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển và đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

Phân loại CMS

Gồm 3 loại chính: CMS mã nguồn mở, CMS tự code và CMS trả phí

Phân loại CMS

CMS mã nguồn mở (open source)

Các phần mềm mã nguồn mở như wordpress, joomla, drupal, magento,… được sử dụng rộng rãi. Nó giúp các cá nhân và doanh nghiệp xử lý và giải quyết những vấn đề về xây dựng website một cách hiệu quả. Điều này giúp người dùng có thể hoàn thiện, xây dựng và quản trị website một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.

Hệ thống CMS mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là do tính mở của nó. Những người sử dụng có thể tùy biến, cải tiến và phát triển nó theo ý mình.

CMS tự code

Khác với mã nguồn mở, phần mềm tự code sẽ khó và lập trình vất vả hơn rất nhiều. Khi xây dựng CMS, ta phải xây dựng nó lại từ đầu. Tuy nhiên, việc này cho phép bạn tạo ra một CMS theo ý mình, có thể tùy biến linh hoạt, và đáp ứng mọi nhu cầu, quy trình mà bạn muốn từ đơn giản đến phức tạp. Với CMS tự code, bạn sẽ có cơ hội học hỏi và rèn luyện kỹ năng lập trình một cách tốt hơn.

CMS trả phí

CMS trả phí là nó được build sẵn và đóng gói được thực hiện như là một giao dịch nhỏ. Việc bạn cần làm đó là mua license, đóng phí support hàng năm. Vậy là bạn có thể yên tâm sử dụng làm nội dung hoặc bán hàng.

Mặc dù bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định để sử dụng phần mềm này nhưng bạn không phải lo lắng về việc phát triển và nâng cấp hệ thống, vì tất cả đã được đảm bảo bởi đơn vị cung cấp.

Cách hoạt động

Một trang web bao gồm hai phần chính: FrontEnd và BackEnd. FrontEnd là phần giao diện bên ngoài, còn BackEnd quản lý bên trong. Để xây dựng và thiết lập một trang web, người dùng cần thực hiện các bước lập trình và viết code cho cả hai phần này.

Ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng cho FrontEnd bao gồm HTML, CSS và JavaScript, trong khi đó BackEnd thường sử dụng các ngôn ngữ như PHP, Python và JavaScript.

Cách hoạt động

Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống quản trị nội dung, người dùng không cần phải can thiệp vào các phần lập trình này nữa. Nó đã tạo ra một hệ thống chạy trực tiếp trên trình duyệt, cho phép bạn tạo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung cũng như các bố cục đơn giản trên giao diện BackEnd.

Khi muốn xuất bản, bạn chỉ cần kiểm tra nội dung và nhấn nút “xuất bản”. Tất cả các công việc kết nối server còn lại đều được phần mềm CMS xử lý. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng, đặc biệt là những người không biết về lập trình.

Những ưu và nhược điểm của hệ thống CMS

Bạn đã hiểu được CMS là gì, cũng như các loại CMS hiện nay. Vậy hệ thống CMS có những ưu, nhược điểm nào mà bạn cần lưu ý?

Ưu điểm

Dễ sử dụng

CMS cung cấp giao diện người dùng và đồ họa khá đơn giản đơn giản. Bất kỳ ai đều có thể sử dụng phần mềm này.

Tìm kiếm thông tin dễ dàng

Phần mềm cung cấp chức năng tìm kiếm tích hợp, cho phép người dùng nhập từ khóa cần tìm kiếm. Nó sẽ cho ra kết quả các thông tin phù hợp giống như công cụ tìm kiếm của Google. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin trên trang web, giúp cho trang web trở nên trực quan và dễ tiếp cận hơn.

Đơn giản trong việc quản lý nội dung

Việc tạo hay xóa bỏ nội dung trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nó giúp bạn giữ cho các trang web luôn được cập nhật và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Truy cập đơn giản hơn

CMS cho phép người dùng có thể truy cập nội dung từ bất kỳ đâu bằng thiết bị được kết nối với Internet. Điều này giúp cho việc quản lý nội dung trở nên thuận tiện hơn. Bởi nó cho phép người dùng có thể cập nhật thông tin trên trang web bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu.

Cho phép nhiều người dùng

Bạn có thể quản lý nhiều tài khoản và phân quyền truy cập của người dùng trên trang web, giúp cho việc quản lý trang web trở nên dễ dàng hơn.

Cập nhật nội dung nhanh chóng

Phần mềm này cho phép người dùng quản lý và cập nhật nội dung trong thời gian thực nên vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Dễ dàng mở rộng quy mô và cập nhật phiên bản mới để đáp ứng các yêu cầu của người dùng.
Ưu nhược điểm của hệ thống CMS

Nhược điểm

Phụ thuộc vào các plugin và widget

Người dùng phải phụ thuộc vào các plugin và widget để sử dụng phần lớn các chức năng của CMS. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đem lại nhiều lợi ích cho người dùng khi các plugin và widget được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm của họ.

Chi phí khá cao

Ngoài việc phải phụ thuộc vào các plugin và widget, người dùng còn phải đối mặt với chi phí đắt đỏ của các loại plugin và widget này.

Tốc độ tải trang chậm

Một trong những vấn đề quan trọng khác của hệ thống CMS là tốc độ tải trang chậm hơn so với các trang web khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và dẫn đến mất khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.

Hạn chế về yêu cầu chức năng

Nếu bạn có một dự án lớn với nhiều quy trình và các bên liên quan, hệ thống CMS có thể không đáp ứng được các yêu cầu chức năng của bạn.

Vấn đề về bảo mật

Nếu hệ thống CMS không được bảo trì và cập nhật thường xuyên, nó có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Tuy nhiên, với việc sử dụng các plugin và widget được cập nhật định kỳ và các biện pháp bảo mật khác, bạn có thể đảm bảo an toàn cho trang web của mình.

7 hệ thống CMS phổ biến

WordPress

Là một hệ thống mã nguồn mở sử dụng 2 ngôn ngữ lập trình MySQL và PHP phổ biến hiện nay. Với WordPress, bạn có thể xây dựng website đẹp mắt mà không cần viết code. Bạn cần trả phí tên miền và hosting để sử dụng hệ thống này.

Bên cạnh đó, WordPress còn cung cấp rất nhiều plugin và theme để người dùng có thể tùy chỉnh giao diện, tính năng cho website của mình. Điều này giúp người dùng có thể tạo ra những trang web độc đáo, phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là hệ thống được nhiều bên thiết kế Website lựa chọn.

hệ thống cms wordpress

CMS Joomla!

Đây là một hệ thống CMS mã nguồn mở viết bằng PHP và kết nối với MySQL. Nó chuyên dùng cho việc điều hành trang thương mại điện tử và bán sản phẩm. Joomla! cung cấp nhiều tiện ích hỗ trợ cho người dùng trong quá trình vận hành trang web. Nhưng cách sử dụng hệ thống này khá phức tạp. Đôi khi bạn phải nhờ đến nhà phát triển để được trợ giúp.

Drupal

Drupal là một hệ thống được viết bằng ngôn ngữ PHP. Nó cho phép người dùng điều chỉnh linh hoạt các nội dung website. Và dễ dàng quản lý người dùng cũng như tạo vai trò, chỉ định quyền của họ. Drupal cũng có cộng đồng hỗ trợ lớn như WordPress và Joomla. Tuy nhiên, hệ thống này khá khó để người dùng chỉnh sửa giao diện website khi cần thiết.

Magento

Là một mã nguồn mở được viết bằng PHP. Phần lớn dùng  nó để giúp người dùng tạo ra website thương mại điện tử. Magento được phát triển từ năm 2007. Hiện tại, nó có 2 phiên bản là Magento Commerce (trả phí) và Magento Open Source (miễn phí). Magento cung cấp các công cụ bảo mật và bảo vệ thông tin, dữ liệu PCI, CAPTCHA. Nó giúp kho hàng hóa trên sàn thương mại điện tử luôn được an toàn.

Đây là hệ thống phù hợp nhất cho cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh đó, Magento còn hỗ trợ cho người dùng việc tùy chỉnh giao diện, tính năng của website một cách linh hoạt, giúp cho trang web trở nên độc đáo và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

OpenCart

Đây là một mã nguồn mở được lập trình bởi ngôn ngữ PHP cùng mô hình MVC. Nó có tính năng đặc biệt là Multishop – tạo được nhiều cửa hàng trên một website. Ngoài ra, nó còn có các tính năng hỗ trợ bán hàng khác như mô hình tích điểm, chuyên mục quản lý sản phẩm, mã giảm giá,…

Tuy nhiên, Opencart cũng có một số bất cập là dễ dính lỗi. Các module còn chưa được linh hoạt, một số tính năng cần cập nhật để hoàn thiện hơn.

Hệ thống opencart

Dotclear

Thực ra đây là một ứng dụng nguồn mở xuất bản blog được phân phối theo GNU GPLv2. Dotclear được phát triển đầu tiên vào năm 2002, bởi Olivier Meunier. Hiện nay Dotclear đã thu hút được phát triển một cách chuyên nghiệp, bởi các nhà phát triển tài năng. Hệ thống này hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại Pháp. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ hỗ trợ cho người dùng việc tạo lập blog. Nó không hỗ trợ cho việc tạo website thương mại điện tử hay các trang web cần tính năng phức tạp.

Google sites

Đây là một hệ thống vô cùng quen thuộc với người dùng hiện nay. Điểm đặc biệt của nó là sự đơn giản, dễ sử dụng và quản lý. Mọi đối tượng đều có thể dễ dàng và nhanh chóng học cách sử dụng. Bên cạnh đó CMS Google sites còn cung cấp các tiện ích rất tiện lợi như Google Drive, Google Maps, Google Docs,…

Tuy nhiên, hệ thống này chỉ phù hợp với những trang web có nhu cầu đơn giản, không cần quá nhiều tính năng phức tạp.

Kết luận

Vậy là APPNET vừa gửi đến bạn các thông tin chi tiết về CMS là gì. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về hệ thống CMS, cũng như cập nhật thêm các kiến thức mới nhất về hệ thống này.

Đánh giá
Array