Khách hàng mục tiêu là gì? Cách phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Một trong những bước quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược kinh doanh là lựa chọn khách hàng mục tiêu. Đây là nhóm người mà bạn đang cố gắng tiếp cận bằng một sản phẩm, dịch vụ nhất định. Hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình, giúp bạn có thể cung cấp cho họ nội dung phù hợp hơn. Từ đó tăng doanh số bán hàng và giành được lòng trung thành của khách hàng. Vậy khách hàng mục tiêu là gì? Khách hàng mục tiêu khác gì với khách hàng tiềm năng? Hãy cùng APPNET tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn nhắm đến. Nhóm khách hàng này là những người có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Đồng thời có khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ đó. Khách hàng mục tiêu chính là những người thực sự mang lại sự phát triển thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp.

Khách hàng mục tiêu là gì

Tại sao doanh nghiệp cần phải xác định khách hàng mục tiêu?

Với mỗi doanh nghiệp, được khách hàng tin tưởng và chọn mua sản phẩm của mình là vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp doanh nghiệp tồn tại, tiếp tục tái sản xuất hàng hóa để cung cấp cho thị trường. Nhưng tỷ lệ khách hàng đến với doanh nghiệp rất thấp. Nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ lẻ, chưa có giá trị thương hiệu trên thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược lấy khách hàng làm mục tiêu kinh doanh.

Việc xác định được khách hàng mục tiêu mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty

Tiết kiệm tối đa chi phí Marketing

Khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động marketing nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng nhưng lại chưa xác định rõ đối tượng khách hàng có đầy đủ các yếu tố và tiềm năng trở thành người tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của mình, sẽ dẫn đến tình trạng marketing bừa bãi. Từ đó khiến chi phí marketing phát sinh nhiều mà không nhận được kết quả tương ứng.

Tiết kiệm tối đa chi phí

Vì vậy, việc xác định chính xác ai sẽ là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp khoanh vùng đúng đối tượng và tập trung vào những đối tượng này. Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động marketing. Từ đó thúc đẩy sự chuyển đổi từ lựa chọn sang mua hàng trong thời gian ngắn.

Rút ngắn thời gian, nhân sự thực hiện chiến dịch

Xác định được khách hàng mục tiêu sẽ giúp rút ngắn thời gian triển khai chiến dịch marketing đáng kể. Khi xác định được đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tập trung vào đối tượng đó. Và thu hút khách hàng sử dụng, chọn mua sản phẩm của mình.

Điều này giúp cho việc triển khai các chiến lược kinh doanh tìm kiếm khách hàng tiết kiệm thời gian và nhân lực hơn. Không bị phân tán khắp nơi mà kết quả lại cao hơn. Không xác định rõ khách hàng mục tiêu của chiến lược kinh doanh sẽ tiêu tốn thời gian, nhân sự mà còn không mang lại kết quả.

Cải thiện chất lượng sản phẩm nhắm tới đối tượng mục tiêu tốt hơn

Với sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể cải thiện hoạt động tiếp thị cũng như các sản phẩm và dịch vụ mà công ty bạn cung cấp.

Khi bạn biết đối tượng mục tiêu của mình gặp vấn đề gì, bạn có thể cải thiện dịch vụ của mình để đưa ra các giải pháp tốt hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm kiếm cơ hội tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ

6 cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác

Phân tích cơ sở khách hàng hiện tại

Khách hàng hiện tại của bạn là ai? Tại sao họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn? Hãy tìm những đặc điểm và sở thích chung của nhóm khách hàng này. Từ đó, xác định mặt bằng chung nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp của bạn? Rất có thể những khách hàng khác cũng có những điểm chung với nhóm khách hàng hiện tại của bạn.

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn có đối thủ cạnh tranh trong thị trường hoặc ngành của mình. Họ có thể đã khảo sát thị trường và chọn một đối tượng mục tiêu cụ thể. Nếu khách hàng mục tiêu của họ giống bạn, hãy tìm hiểu xem họ đang thu hút những khách hàng đó như thế nào. Bạn có thể học cách họ marketing thu hút khách hàng để áp dụng cho chính mình. Hoặc bạn cũng có thể tìm ra cách làm tốt hơn và tạo ra sự khác biệt cho chính mình.

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Phân tích sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Lập danh sách từng tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Bên cạnh mỗi tính năng đó, hãy phác thảo những lợi ích mà nó mang lại. Và ai sẽ được hưởng lợi từ những lợi ích này.

Sau khi liệt kê tất cả các điểm yếu của sản phẩm, hãy lập danh sách những người được hưởng lợi từ điểm đó. Mặc dù giai đoạn này có thể mất thời gian nhưng nó tạo tiền đề để doanh nghiệp có được những thông tin cơ bản nhằm xây dựng chân dung đối tượng mục tiêu của mình.

Phác họa chân dung khách hàng

Sau khi tìm đủ thông tin để đi đến kết luận chắc chắn. Lúc này, chúng ta mới bắt đầu phác thảo chân dung khách hàng. Doanh nghiệp có thể phác thảo chân dung khách hàng theo các tiêu chí nhân khẩu học như:

  • Độ tuổi
  • Nghề nghiệp
  • Giới tính
  • Mức thu nhập
  • Vị trí địa lý
  • Tình trạng hôn nhân
  • Dân tộc

Hãy phác thảo khách hàng của bạn càng chi tiết càng tốt. Bởi bằng cách đó, mục tiêu của bạn sẽ chính xác hơn.

Phân tích tâm lý của nhóm khách hàng mục tiêu

Khi có được cái nhìn tổng quan về khách hàng mục tiêu, bạn hãy bắt đầu chi tiết hóa thông tin về họ thông qua các cuộc khảo sát.

Phân tích tâm lí nhóm khách hàng mục tiêu

Ban đầu, bạn có thể khởi động một cuộc khảo sát quy mô lớn. Với mục tiêu là nhắm đến càng nhiều khách hàng càng tốt. Sử dụng các câu hỏi chọn lọc để tìm hiểu thêm về thói quen của khách hàng. Những câu hỏi này có thể là câu hỏi kiểu chung chung.

Tiếp theo, hãy thu hẹp khảo sát, tập trung vào một nhóm khách hàng nhỏ hơn. Lúc này bạn sử dụng các câu hỏi mở để đi vào tâm trí của khách hàng. Hãy khuyến khích khách hàng trả lời càng lâu càng tốt. Bởi bạn sẽ sử dụng các câu trả lời này để nghiên cứu về họ.

Trong quá trình khảo sát, đừng quên đặt câu hỏi liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn để xem khách hàng đang nghĩ gì về doanh nghiệp bạn.

Đánh giá quyết định của bạn

Khi bạn đã quyết định đối tượng mục tiêu của mình, hãy xem xét các câu hỏi sau:

  • Khách hàng mục tiêu có phù hợp với tiêu chí đặt ra không?
  • Khách hàng mục tiêu của bạn sẽ được hưởng lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn chứ?
  • Họ có cảm thấy những lợi ích đó là thực sự cần thiết không?
  • Khả năng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp ?
  • Đối tượng mục tiêu của bạn có dễ tiếp cận không?

Cách phân biệt khách hàng mục tiêu và khách hàng mục tiềm năng

Khách hàng tiềm năng” hay “khách hàng mục tiêu” đều là những thuật ngữ cơ bản trong Marketing. Tuy nhiên phạm vi của khách hàng tiềm năng không rộng bằng khách hàng mục tiêu. Nói cách khác khách hàng tiềm năng là một tập hợp con của khách hàng mục tiêu.

Phân biệt khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng

Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng có bản chất tương đồng về nhu cầu và mong muốn trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, cả 2 nhóm đối tượng khách hàng này đều có khả năng trở thành khách hàng thực sự – người sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng luôn là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Bởi nhóm khách hàng này ảnh hưởng trong việc triển khai các chiến dịch xúc tiến bán hàng và phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Khách hàng tiềm năng là thuật ngữ dùng để chỉ những người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại. Tuy họ chưa có nhu cầu mua sản phẩm và chưa có tiềm lực tài chính, nhưng trong tương lai có thể họ sẽ lựa chọn và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng tiềm năng có thể ở khắp mọi nơi và trong tương lai có thể trở thành khách hàng mục tiêu của bạn.

Kết luận

Xác định khách hàng mục tiêu luôn là một bước quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh như hiện nay. Bài viết trên APPNET vừa giúp bạn trả lời câu hỏi khách hàng mục tiêu là gì. Đồng thời giúp bạn phân biệt hai nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Hi vọng thông qua bài viết bạn có thể tìm ra được nhóm khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp mình.

Đánh giá
Array