Chắc đây cũng là chuyện dễ hiểu, làm SEO thì ai cũng cố gắn tạo liên kết cho website của mình bằng nhiều hình thức Interal link và Exteral link. Chính vì thế, nếu những liên kết này xảy ra vấn gì đó thì ảnh hưởng không hề nhẹ đến quá trình làm SEO của bạn. Những liên kết có vấn đề ấy được gọi là liên kết gãy (Broken link). Broken link càng nhiều thì ảnh hưởng tiêu cực càng lớn. Do vậy, giảm thiểu Broken link cũng là một trong những chiến thuật làm SEO bạn cần phải lưu ý, thế nhưng không phải ai cũng biết cách xử dụng Broken hiệu quả.
- Các bước đơn giản để đưa địa điểm doanh nghiệp lên Google Maps
- Các bước triển khai một Plan SEO cụ thể
- Những nguyên tắc khi chọn diễn đàn để xây dựng Backlink
Broken link ảnh hưởng không nhỏ đến SEO
Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu về tác hại và cách giải quyết những broken link thì hãy cùng tôi tìm hiểu tổng quát về thuật ngữ broken này.
Tìm hiểu tổng quát về liên kết gãy (Broken link)
Broken link là gì?
Broken link còn được gọi với nhiều cái tên thuật ngữ như link death, link breaking hay link rot, đây là những thuật ngữ để chỉ những liên kết đến một trang web không còn tồn tại nữa trên internet, khi truy cập đến những trang này bạn sẽ nhận được thông báo lỗi không tìm thấy (lỗi 404)
Liên kết gãy – Lỗi 404 (lỗi không tìm thấy)
Sức ảnh hưởng của Broken link đến công cuộc làm SEO
1. Ảnh hưởng đến quá trình thu thập dự liệu của con bot Google
Như mọi người đã biết công cụ tìm kiếm Google luôn sản xuất ra những con bot để đi thu thập dữ liệu. Khi một con bot vào một trang webthu thập dữ liệu gặp phải một Broken link thì nó sẽ không thể truy cặp vào vào, điều này đồng nghĩa những liên kết về tình từ trang có Broken link thì con bot không thể crawl dữ liệu và không thể index dữ liệu trang web đã bị dừng vì link gãy.
2. Làm giảm thứ hạng của website:
Đây là chuyện không mấy khó hiểu khi có quá nhiều link trỏ về một site bị gãy. Việc xuất hiện nhiều liên gãy khiến không những làm giảm thứ hạng mà còn khiến lượng người truy cập vào trang giảm mạnh đáng kế. Rất dễ hiểu, đứng ở phương diện người đọc cần tìm hiểu thông tin, khi truy cập một bài viết và đọc đến một thông tin này đó hay tạo sự tò mò cho người xem, nhưng người viết cố tình không viết rõ trong bài viết ấy mà tạo một liên đến một liên kết khác, chẳng hạn như “để biết thiêm thông tin xin truy cập vào đây”. Chèn liên kết và cụm từ “vào đây” nhưng khi người đọc nhấp vào thì lại không tìm thấy bài viết. Điều này sẽ kiến đọc giả không mấy hứng thú để xem hết bài viết và chẳng còn ai muốn theo dõi trang trang web ấy.
3. Nguyên nhân gây ra liên kết gãy
- Cấu trúc website thay đổi khiến cấu trúc đường link dẫn đến trang cũng bị thay đổi. Khi đó những Anchor text được chèn trước đó không còn giá trị. Những ai nhấp vào những Anchor text ấy tất nhiên là không thể truy cập vào trang ban đầu.
- Nhiều diễn dàn, nhiều website thay đổi với nhiều hình thức chèn liê kết như bắt đăng ký thành viên mới có thể nhìn tháy link kết hoặc phải trả phí để thể hiện link kết công khai. Những liên kết từ những website thay đổi nhu thế cũng bị sẽ bị gãy.
- Liên kết bị hết hạn: Những liên kết từ những website có số lượng lớn những bài viết được cập nhật mỗi ngày rất dễ gãy, vì bài viết của bạn sẽ bị đẩy xuống các trang về sau, không có ai truy cập vào nữa thì tình trạng mất index sẽ xuất hiện. Khi đó, những liên kết trong bài viết sẽ bị chuyển thành liên kết gãy.
- Vẫn còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị gãy liên kết, nhưng vấn đề thường thấy và nguy hiểm nhất là thay đổi giao diện website khiến đường dẫn đến các nội dung trong trang web cũng bị thay đổi và trường hợp Google mất index.
Trên đây là một số giới thiệu chung về Broken, tầm ảnh hưởng và những nguyên nhân xuất hiện Broken. Ở bài viết tiếp theo đào tạo SEO Online sẽ tiếp tục chia sẻ với mọi người cách tìm kiếm những liên kết gãy, và phương thức tạo dựng những liên kết gãy, cách khắc phục…