Search Intent là gì là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc khi mới tìm hiểu về SEO. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm hiện nay.
Vậy Search Intent là gì? Liệu những người làm SEO có thực sự cần để tâm đến mối quan tâm của người dùng? Hãy cùng APPNET tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Search Intent là gì?
Search Intent là chỉ mục đích, ý định của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Khi người dùng có ý định sử dụng công cụ tìm kiếm thì họ đã có nhu cầu từ trước. Để có thể hiểu được Search Intent của người dùng. Thì chúng ta cần có những công cụ chứa các thuật toán và bộ lọc. Để có thể đưa ra các kết quả tìm kiếm phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Để có thể tối ưu hóa các Search Intent thì bạn cần phải phân loại được các Search Intent khác nhau. Và tạo nội dung, từ khóa phù hợp với nhu cầu của người dùng. Hiểu về Search Intent rất quan trọng cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Cũng như đáp ứng được nội dung mà khách hàng muốn tìm kiếm.
Tầm quan trọng của Search Intent đối với SEOer và doanh nghiệp
Đối với những người làm SEO
Search Intent rất quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo trên mạng (PPC). Search Intent giúp cho việc marketing dễ dàng hơn. Vì công cụ giúp hiểu rõ được nhu cầu cũng như mong muốn của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm cũng sử dụng Search Intent, để có thể đem lại cho người dùng kết quả phù hợp nhất.
Khi hiểu rõ về Search Intent thì nhà tiếp thị sẽ tối ưu hóa được nội dung của mình. Để tăng hạng bài viết trên các công cụ tìm kiếm. Đồng thời thu hút được lưu lượng truy cập tự nhiên cao.
Ngoài ra, Search Intent còn giúp cho nhà tiếp thị sản xuất ra những nội dung hữu ích và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Qua đó giúp tăng độ tương tác, sự trung thành của khách hàng đối với trang web.
Đối với doanh nghiệp
Theo một khảo sát mới đây của Google, có đến 82% người dùng thiết bị di động sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương và cửa hàng gần nơi ở. Trong số đó 72% người mua hàng sẽ đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng sau khi tìm kiếm trên Internet nếu cửa hàng nằm trong vòng bán kính 5km.
Trong trường hợp này, nếu các doanh nghiệp tối ưu hóa đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Cụ thể như tên thành phố, quận huyện, mã zip, các điểm đến nổi tiếng gần đây,… thì họ sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng trong khu vực bán hàng của mình.
Hướng dẫn phân loại Search Intent
Dựa trên mục đích tìm kiếm
Theo các nghiên cứu khoa học của Yoast SEO, Ahrefs và Semrush, Search Intent có thể được chia thành 4 loại chính. Cụ thể là:
Infomationnal Search Intent
Ý định tìm kiếm thông tin là các truy vấn thường được đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc cụm từ khóa thông thường. Khi người dùng mong muốn tìm hiểu thông tin về một chủ đề cụ thể.
Ví dụ: Search Intent là gì/What is Search Intent, cách SEO Fanpage, HTML,…
Ý định tìm kiếm điều tra thương mại
Đối với Commercial Investigation Search Intent, các truy vấn của người dùng sẽ có dạng so sánh, đánh giá. Hoặc mong muốn tìm được sản phẩm hay dịch vụ tốt nhất.
Ví dụ: Top túi xách Dior, đánh giá Laptop HP Pavillion 14, so sánh SEO từ khóa với SEO tổng thể,…
Transactional Search Intent
Ý định tìm kiếm giao dịch thường là các tìm kiếm bao gồm tên sản phẩm, dịch vụ. Kèm theo đó là các từ như mua, đặt, giá, khuyến mãi, ở đâu,… nên có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Một số Keyword Intent dạng này: Mua bàn văn phòng, Vé máy bay từ TP.HCM ra Phú Quốc, Ghế xoay văn phòng quận 7?
Ý định tìm kiếm điều hướng là khi người dùng có ý định truy cập vào một website cụ thể. Ví dụ như các truy vấn như Login Facebook, Instagram Login,…
Dựa vào Micro Moment
Đầu năm 2010, Google đề cập đến việc phân loại User Intent dựa trên Micro Moment. Đó là những thời điểm đặc biệt khi người dùng có nhu cầu cao nhất được phân loại như sau:
- Know – Tôi muốn biết…
- Go – Tôi muốn đi tới…
- Do – Tôi muốn làm …
- Buy – Tôi muốn mua …
Trên thực tế, hai cách phân loại trên không thực sự hiệu quả mặc dù thể hiện bản chất của mục đích tìm kiếm. Ví dụ cụ thể cho việc này là: Khi người dùng tìm kiếm “kính bơi vừa vặn” sẽ có 2 User Intent Google cung cấp thông tin và giao dịch.
Điều đó cho thấy họ có xu hướng tìm kiếm thông tin về độ kính và mua kính. Vì vậy, để xác định chính xác mục đích của Keyword Intent, bạn nên bắt đầu bằng việc quan sát và phân tích kết quả từ trang tìm kiếm trả về.
Các dạng Search Intent phổ biến hiện nay
Search Intent nghiên cứu thông tin
Đây là ý định tìm kiếm được thực hiện nhiều nhất trên các công cụ tìm kiếm. Khi người dùng tìm kiếm, kết quả thường là các trang cung cấp thông tin, học tập, nghiên cứu. Chẳng hạn như Wiki, blog, diễn đàn theo chủ đề…. Mục đích là cung cấp thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi của người dùng. Đồng thời giúp họ tìm hiểu, nghiên cứu về chủ đề đó.
Ý định tìm kiếm – tìm câu trả lời nhanh
Tuy cùng mục đích tìm kiếm thông tin nhưng không phải lúc nào người dùng cũng muốn nghiên cứu. Đôi khi, họ chỉ tìm kiếm các khái niệm đơn giản. Và mong đợi câu trả lời nhanh chóng mà không cần truy cập trang web.
Với những truy vấn dạng này, Google thường đưa ra câu trả lời bằng các hộp định nghĩa, hộp trả lời, bảng tỉ số thể thao…. Do đó, các trang web có kết quả cho truy vấn này thường bị giảm tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
Search Intent mua hàng
Đây là xu hướng thương mại điện tử hiện đang rất phát triển. Mà Google cũng nhanh chóng bắt kịp. Khi người dùng có nhu cầu nghiên cứu hoặc mua hàng, trên trang tìm kiếm sẽ xuất hiện các trang web mua sắm trực tuyến như Lazada, Tiki, Shopee….
Bên cạnh đó, một số: Shopping box – các trang sản phẩm đi kèm đoạn trích đánh giá, view cũng là dấu hiệu rõ ràng cho ý định mua hàng. Tìm kiếm ý định dạng này tương đối dễ xác định. Lý do là vì hầu hết các truy vấn thường đi kèm với tên sản phẩm.
Search Intent Local
Khi người dùng tìm kiếm liên quan đến vị trí địa lý, kết quả trả về thường là các gói địa điểm địa phương với các điểm đánh dấu địa lý. Bản đồ thường xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, có thể xuất hiện trong bảng tri thức khi có người tìm kiếm về địa điểm.
Search Intent video
Ngoài hình ảnh, video cũng là một phương tiện truyền thông phát triển trong thời gian qua. Sau khi ý định của người dùng được xác định, video sẽ được đề xuất bởi các kết quả nổi bật, bao gồm cả hình thu nhỏ và đoạn trích. Khác với ý định cho hình ảnh, các video này được chú thích khá chi tiết và có thể được xếp vào một loại riêng.
Ý định tìm kiếm trực quan (hình ảnh)
Một số người dùng tìm kiếm để xem hình ảnh thay vì tìm câu trả lời. Khi đó, các hình ảnh gợi ý sẽ xuất hiện ở đầu hoặc bên trong trang tìm kiếm. Đây là một dấu hiệu rất cụ thể cho loại ý định này. Ngoài ra, khi có 2 hoặc nhiều kết quả từ các trang web chuyên về hình ảnh như Pinterest, đây cũng có thể được xác định là tìm kiếm ý định trực quan.
Ý định tìm kiếm các tin mới / tin thời sự (News Intent)
Nếu trang SERPs cho ra các hộp câu chuyện (Story Box) ở đầu trang. Điều này cho thấy từ khóa có lượng nội dung tin tức lớn. Ngoài ra, các liên kết đến Tweet hoặc Facebook về các mục xem nhiều trong khoảng thời gian cố định cũng thể hiện ý định tìm tin mới của người dùng.
Search Intent thương hiệu
Khi truy vấn là tên hoặc đi kèm tên của một thương hiệu, kết quả trả về sẽ là trang web của công ty hoặc tổ chức đó. Nếu công ty hoặc tổ chức không có trang web, kết quả thu được có thể là những trang đánh giá, review từ người dùng như Foody… cũng có thể được coi là một dấu hiệu cho loại ý định này.
Search Intent hỗn hợp
Còn được gọi là Split Intent, với sự hiện diện của nhiều loại mục đích tìm kiếm ở trên. Bánh mì Việt Nam là một ví dụ cho loại Intent này với sự kết hợp của nhiều kết quả như bản đồ, hình ảnh, video…
Cách ứng dụng Search Intent trong SEO
Bạn vừa tìm hiểu Search Intent là gì, cũng như tầm quan trọng và cách phân loại Search Intent. Vậy tiếp theo bạn cần biết cách ứng dụng Search Intent vào SEO để tối ưu trang web của mình.
Cải thiện chất lượng của nội dung
Đây là một trong những lợi ích quan trọng nhất trong việc sử dụng Search Intent trong SEO VÀ PPC. Hiểu rõ Search Intent sẽ giúp cho nhà tiếp thị hiểu vè nhu cầu của khách hàng. Và qua đó tối ưu hóa được nội dung để đáp ứng được các yêu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng.
Khi nhà tiếp thị hiểu rõ về Search Intent sẽ đưa đến cho người dùng những thông tin chuẩn xác. Từ đó có thể tăng khả năng tương tác với khách hàng, tăng uy tín cho trang web. Đồng thời, cải thiện chất lượng nội dung cũng giúp tăng khả năng xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm. Và thu hút lượng truy cập tự nhiên cao hơn.
Khám phá mục đích tìm kiếm thông qua từ khóa
Đây là quá trình đơn giản hơn là chỉ định từ khóa chính cho nội dung phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng. Có 4 loại ý định tìm kiếm phổ biến để giúp bạn làm được điều này. Bao gồm: thông tin, điều hướng, thương mại và giao dịch.
Ví dụ: Từ khóa “mua bàn máy tính xách tay” là thương mại. Trong khi từ khóa “dùng bàn laptop chống đau lưng” là loại thông tin tìm kiếm. Để xác định chính xác loại ý định tìm kiếm, bạn cần kiểm tra các trang đã xếp hạng để tìm ra điểm chung giữa chúng.
Vì vậy, để đạt được thứ hạng tốt nhất, cần xác định từ khóa dựa trên ý định tìm kiếm.
Ngoài ra, để biết cách nghiên cứu, và tìm kiếm từ khóa phù hợp, bạn có thể tham khảo tại đây.
Tối ưu trải nghiệm người dùng
Google luôn mong muốn đem đến câu trả lời chính xác nhất cho các tìm kiếm. Họ không muốn người dùng dành thời gian truy cập một trang web. Sau đó quay lại trang tìm kiếm để thử các trang khác. Hiện tượng này được gọi là pogosticking.
Một vài mẹo tối ưu trải nghiệm người dùng dành cho các webmaster là tối giản lượng popup. Bởi càng giảm khả năng người dùng thoát khỏi trang càng được Google đánh giá cao. Họ không thích popup và khách truy cập web cũng vậy.
- Phông chữ lớn (14+): phông chữ lớn giúp nội dung trở nên rõ ràng, dễ đọc.
- Tiêu đề phụ: thêm các tiêu đề phụ trong bài viết để nội dung mạch lạc hơn. Thay vì phải đọc toàn bộ, người dùng có thể đọc lướt và tìm câu trả lời nhanh chóng.
- Kết hợp video và hình ảnh: giúp bài thuyết trình hấp dẫn và khoa học hơn.
- Sử dụng Google Analytics: công cụ của mọi SEOer trong việc quản lý và phát triển website.
Tối ưu website thương mại điện tử
Như đã đề cập, với sự phát triển của thương mại điện tử, nhu cầu tìm kiếm của người dùng cũng đã thay đổi. Không chỉ là thông tin sản phẩm mà còn bao gồm việc giao dịch, trao đổi và mua bán sản phẩm. Đặc biệt là các từ khóa liên quan đến sản phẩm.
Ví dụ: từ khóa “tai nghe airpods pro” sẽ cho ra kết quả các trang thương mại điện tử. Bao gồm thông tin sản phẩm, giao dịch, đánh giá và đánh giá sản phẩm. Vì vậy, nếu bạn muốn đạt thứ hạng cao cho các từ khóa này, hãy tạo một trang thương mại điện tử được tối ưu cho các giao dịch, mua bán sản phẩm này.
Giảm chi phí quảng cáo nhờ áp dụng Search Intent
Sử dụng Search Intent để tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các chiến dịch PPC. Là một trong những cách hiệu quả để đạt được mục tiêu. Bằng cách tìm hiểu ý định của người tìm kiếm, bạn có thể chọn các từ khóa. Và nhóm quảng cáo phù hợp để đưa ra cho khách hàng tiềm năng.
Điều này giúp giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp của bạn. Bởi vì bạn không chi trả tiền cho những lượt nhấp quảng cáo không liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ngoài ra, việc sử dụng Search Intent còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của chiến dịch quảng cáo của bạn. Bởi vì bạn đưa ra thông điệp và sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng.
Tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm
Khi các nhà tiếp thị hiểu rõ về ý định tìm kiếm của người dùng. Thì họ có thể tối ưu hóa và đáp ứng đúng nhu cầu cho người dùng. Từ đó có thể tăng độ tin cậy và tăng thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đánh giá các trang web dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó có độ chính xác và độ hữu ích của nội dung.
Khi trang web đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Thì trang web đó có xu hướng đạt được thứ hạng tốt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm. Từ đó giúp cho trang web tăng lượng truy cập tự nhiên và giúp tăng doanh số và lợi nhuận.
Kết luận
Tóm lại, Search Intent là một công cụ giúp cho các nhà tiếp thị biết được nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Qua đó, có thể tối ưu được các công cụ tìm kiếm mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.
Hi vọng với những giải đáp về Search Intent là gì ở trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị về marketing.