Hoạt động Marketing trên thị trường rất đa dạng. Vì vậy mà mỗi doanh nghiệp, mỗi thời kỳ cần có một chiến lược tiếp thị khác nhau. Trong số đó, chiến lược Marketing mix với hình thức Marketing 4P và Marketing 7P được đánh giá là phổ biến và phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh. Vậy hai mô hình 4P và 7P trong marketing có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cũng APPNET phân tích và tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Marketing Mix có vai trò như thế nào?
Đối với khách hàng và người tiêu dùng
Marketing mix là chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Thông qua Marketing-mix, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm, tìm hiểu và phân tích về khách hàng. Từ đó phát hiện ra những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng hiện tại và tương lai. Kết quả của khảo sát là những thông tin cực kì hữu ích để doanh nghiệp không ngừng phát triển hàng hóa. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và sự mong đợi của người tiêu dùng.
Hơn nữa, thông tin về sản phẩm, quảng cáo, truyền thông cũng trở nên trung thực và gần gũi hơn với người tiêu dùng. Thay vì “hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa”.
Đối với doanh nghiệp
Marketing mix là giải pháp quan trọng. Nó là chìa khóa thành công và tăng trưởng doanh số trong chiến lược kinh doanh. Marketing mix đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của doanh nghiệp trên thị trường. Nó cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng thích ứng với những thay đổi trong môi trường. Và lập kế hoạch hợp lý để họ đáp ứng mong muốn và sức mua của người tiêu dùng.
Ngoài ra, marketing mix thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu thị trường. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của họ.
Hơn nữa, Marketing mix còn tạo ra sự kết nối giữa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường. Đồng thời, còn là cầu nối giữa thị trường và doanh nghiệp. Bởi tiếp thị hỗn hợp vừa thu thập thông tin từ thị trường về doanh nghiệp, vừa cung cấp thông tin từ doanh nghiệp ra thị trường.
Vai trò với xã hội
Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho người tiêu dùng mà marketing mix còn đóng vai trò quan trọng đối với xã hội. Đầu tiên, marketing mix cung cấp một mức sống cho xã hội. Khi các doanh nghiệp nghiên cứu tổng thể hoạt động marketing của công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, họ còn chú trọng xây dựng các hoạt động cộng đồng vì mục tiêu phát triển xã hội.
Một minh chứng cụ thể cho điều này là chiến dịch marketing của TH True Milk. Ngoài việc chú trọng phát triển sản phẩm, TH True Milk còn quan tâm đến vấn đề môi trường và phúc lợi xã hội. Doanh nghiệp này đã phát động một chiến dịch marketing “Thu Gom Vỏ Hộp, Lan Tỏa Sống Xanh”. Theo đó, người dân sẽ mang những hộp sữa đã qua sử dụng đến các điểm quy định để đổi lấy quà.
Sơ lược về mô hình 4P và 7P trong marketing
Mô hình marketing 4P
Marketing 4P là mô hình chiến lược Marketing Mix truyền thống. Mô hình do nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy xây dựng vào những năm 1960. Mô hình 4P là nền tảng cho chiến lược marketing mix trên thế giới ngày nay. Trong marketing 4P được các marketers dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing.
Mô hình Marketing này được “pha trộn” 4 yếu tố gồm Sản phẩm (Product), Giá (Price), Địa điểm (Place), Khuyến mãi (Promotion) một cách tối ưu nhất. Tăng trưởng doanh thu sẽ tỷ lệ thuận với sự thành công của doanh nghiệp trong việc sử dụng 4Ps.
Khi lập mô hình 4P, các nhà tiếp thị cần trả lời các câu hỏi sau:
- Sản phẩm: Bán cái gì?
- Giá: Giá sản phẩm là bao nhiêu?
- Phân phối: Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
- Khuyến mãi: Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?
Mô hình marketing 7P
Để phù hợp với nền kinh tế hiện đại, chiến lược Marketing mix đã được thay đổi và phát triển thành mô hình 7P. Marketing 7P kế thừa giá trị của mô hình marketing 4P và bổ sung thêm 3Ps. Bao gồm con người (People), Quy trình (Process) và cơ sở hạ tầng (Physical Evidence). Mô hình chiến lược tiếp thị 7P chủ yếu được áp dụng cho kinh doanh dịch vụ.
Lợi ích của 7P với doanh nghiệp
Chiến lược 7P là một chiến lược toàn diện quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp:
- Tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng
- Tạo sự phát triển bền vững
- Nắm bắt mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng
- Dễ dàng tiếp cận khách hàng và ngược lại
Cách ứng dụng mô hình 7P trong marketing
Sau khi hiểu sản phẩm và phân tích đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể sử dụng mô hình chiến lược marketing 7P để định vị, nhắm mục tiêu và phân khúc thị trường sản phẩm như sau:
- Sản phẩm: Những cách để phát triển sản phẩm của bạn là gì?
- Giá: Doanh nghiệp định giá cho sản phẩm như thế nào?
- Place: Chọn hình thức phân phối sản phẩm đến khách hàng như bán hàng online, bán hàng trực tiếp tại cửa hàng,….
- Quảng cáo: Quảng bá sản phẩm bằng kênh truyền thông online hay offline,…?
- Con người: Nhân viên của bạn đã được trang bị đủ kỹ năng? Kỹ năng của nhân viên nên được cải thiện như thế nào?
- Quy trình: Doanh nghiệp nên nâng cấp cơ sở vật chất để tối ưu hóa quy trình cung ứng. Từ đó hướng đến tối đa hóa lợi nhuận.
- Cơ sở hạ tầng: Hiệu quả của việc thu thập thông tin về trải nghiệm của khách hàng ra sao? Làm thế nào để cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách hàng?
Sự khác nhau giữa mô hình 4P và 7P trong marketing
Giống nhau: Mô hình 4P và 7P đều là mô hình marketing mix.
Khác nhau:
- 4P được áp dụng cho hàng hóa thông thường, trong khi 7P được sử dụng khi sản phẩm là dịch vụ.
- 4P là mô hình truyền thống, còn 7P là mô hình kế thừa và được cải tiến từ 4P.
- Đối với các nhà tiếp thị, 4Ps là mô hình cơ bản nhất để xây dựng một kế hoạch tiếp thị hoàn chỉnh. Từ 4P đến 7P và các mô hình mix khác phù hợp với đặc tính của từng sản phẩm.
- Mô hình 4P được thiết kế tại điểm bán mà chưa chú trọng đến dịch vụ và vai trò của dịch vụ khách hàng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong khi đó 7P là giải pháp toàn diện từ sản phẩm đến dịch vụ hậu mãi cũng như phát triển thương hiệu.
Ví dụ thực tế ứng dụng mô hình 7P và 4P
Ví dụ cho mô hình 4P
Coca Cola là một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới. Hiện tại, Coca Cola có hệ thống sản phẩm đa dạng bao gồm hơn 3500 sản phẩm (Product). Coca Cola hoạt động ở khắp mọi nơi (Place) với hệ thống phân phối và nhượng quyền rộng khắp thế giới.
Tất cả các sản phẩm của Coca Cola đều có chiến lược định giá (Price) rất khôn ngoan khiến các đối thủ dòm ngó và cạnh tranh gay gắt. Đến nay, Coca Cola đã có trong tay cả một “kho tàng quảng cáo” với những chiến dịch quảng cáo thành công trên khắp thế giới và các hoạt động CSR vô cùng mạnh mẽ (Promotion).
Coca Cola là một minh chứng cho việc áp dụng thành công chiến lược Marketing Mix. Họ đã mang đến đúng sản phẩm vào đúng thời điểm với mức giá hợp lý bằng cách quảng cáo cực kì ấn tượng và thông minh.
Ví dụ cho mô hình 7P
Pizza Hut là thương hiệu nổi tiếng trong ngành F&B. Nhắc đến Pizza Hut là nhắc đến một miếng bánh pizza thơm ngon, đa dạng về hương vị (Product). Với hương vị tuyệt hảo, công ty đã mạnh dạn định giá sản phẩm (Price) cao hơn đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó đẩy thương hiệu lên một tầm cao mới.
Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, Pizza Hut luôn đặt cửa hàng ở những địa điểm có vị trí tốt nhất (Place). Với mức giá cao hơn nhưng chất lượng cực tốt, một chiếc Pizza Hut vẫn được ưa chuộng hơn Dominos tại các tòa nhà hạng A sang trọng.
Ngoài ra, với từng nền văn hóa riêng biệt, đội ngũ marketing của công ty sẽ thực hiện các chiến lược marketing địa phương tương ứng. Nhờ đó giúp Pizza Hut đến gần hơn với khách hàng (Promotion).
Quy trình tạo ra món ăn tại Pizza Hut tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi order được đặt, pizza sẽ được làm ngay. Và phục vụ nóng hổi với mong muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất (People).
Không gian quán gọn gàng, riêng tư, rộng rãi, dụng cụ ăn uống chọn lọc. Ngoài ra, có một điểm độc đáo là thực khách sẽ được thưởng thức pizza từ những chiếc chảo vừa với đĩa của mình (Physical Evidence).
Kết luận
Ngày nay, khách hàng có nhiều cách khác nhau để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ. Họ không còn là những chú “lừa”, mà ở đâu có giảm giá, ở đâu có quà là lao vào mua sắm điên cuồng. Vì vậy cho dù doanh nghiệp áp dụng mô hình marketing mix nào, thì việc xây dựng kế hoạch marketing mix là vô cùng quan trọng. Nó quyết định tính sống còn trong việc xây dựng thương hiệu. Rằng liệu thương hiệu của bạn sẽ phát triển lên một tầm cao mới hay chết yểu dưới những chiến lược sai lầm.