Bật mí quy trình phân tích thị trường chuẩn và mới nhất

Trong bối cảnh ngày nay, khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và biến động, việc hiểu rõ thị trường là chìa khóa quan trọng để đạt được sự thành công. Để giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững, quy trình phân tích thị trường đã trở thành một phần không thể thiếu. Trong bài viết dưới đây, APPNET sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình phân tích thị trường chuẩn nhất nhé.

phân tích thị trường

Phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường là gì

Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu, thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện thông tin về một thị trường cụ thể mà doanh nghiệp quan tâm. Mục đích của phân tích thị trường là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ và xu hướng thị trường, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp hơn.

Quy trình phân tích thị trường

Bước 1: Xác định mục tiêu

Việc xác định được mục tiêu phân tích thị trường giúp bạn có thể dễ dàng định hướng được những công việc nên làm hoặc cần bỏ qua. Xác định được những dữ liệu cần thiết nên duy trì để phát triển kế hoạch kinh doanh một cách lâu dài.

Các mục tiêu có thể bao gồm:

  • Hiểu được thị trường mục tiêu.
  • Đánh giá cơ hội cũng như thách thức của thị trường.
  • Đánh giá được đối thủ cạnh tranh.
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing.

Bước 2: Thu thập thông tin

thu thập thông tin

Đầu tiên, để thu thập thông tin về khách hàng mục tiêu, bạn cần lập danh sách các câu hỏi như:
  • Khách hàng của bạn là ai, họ thuộc nhóm đối tượng nào, độ tuổi, sở thích và nhu cầu của họ là gì?
  • Khi nào khách hàng có thói quen sử dụng sản phẩm của bạn?
  • Khách hàng được lợi ích gì khi lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn?

Các bước để bạn xác định khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả đó là: Nghiên cứu thị trường, lựa chọn phân khúc mục tiêu, phân khúc thị trường, xây dựng khách hàng mục tiêu.

Tiếp theo bạn cần thu thập những thông tin về thị trường. Thông tin có thể lấy được từ nhiều nguồn khác nhau như:

Nghiên cứu thứ cấp: Thông tin từ các nguồn có sẵn như báo, tạp chí, nghiên cứu thị trường, dữ liệu của chính phủ, v.v.

Nghiên cứu sơ cấp: Thông tin được thu thập trực tiếp từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh hoặc các bên liên quan khác.

Bước 3: Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Khi đã thu thập được dữ liệu mình mong muốn, doanh nghiệp cần đánh giá và phân tích dữ liệu này để xác định rằng mình đã thu thập được thông tin chính xác. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây đê phân tích:

SWOT: Phương pháp này giúp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trên thị trường.

PESTEL: Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể phân tích các yếu tố chính tác động đến thị trường như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường và pháp luật.

Phân tích đối thủ cạnh tranh: Giúp đánh giá đối thủ về mặt sản phẩm, giá cả, chiến lược marketing…

Phân tích khách hàng: Giúp doanh nghiệp tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng.

Phân tích thị trường tiềm năng: Tìm kiếm thị trường mới có tiềm năng phát triển sản phẩm và mở rộng kinh doanh.

Phân tích xu hướng thị trường: Đánh giá các xu hướng mới, những thay đổi trên thị trường và dự báo tương lai của thị trường.

Phân tích mức độ cạnh tranh: Đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tìm cách cạnh tranh hiệu quả hơn.

Bước 4: Đưa ra chiến lược

Đưa ra chiến lược

Dựa trên kết quả mà bước phân tích dữ liệu mang lại, doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược phù hợp. Có thể đó là chiến lược phát triển mới, mở rộng quy mô thị trường, thâm nhập thị trường hay cải tiến chiến lược marketing…

Bước 5: Theo dõi kết quả

Ở bước cuối cùng của quá trình phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ cần có kế hoạch đánh giá kết quả của chiến lược đã đề ra và theo dõi những thay đổi của thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được quyết định của mình là đúng hay sai và có những phương án can thiệp, điều chỉnh cần thiết.

Tầm quan trọng của phân tích thị trường

Giảm thiểu rủi ro

Giảm thiểu rủi ro

Hiểu biết về thị trường giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của bạn bằng cách hiểu các xu hướng thị trường chính, đối thủ cạnh tranh trong ngành và những gì cần thiết để thành công. Để tối ưu hóa quy trình này, bạn cũng có thể tiến hành phân tích SWOT, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa cho doanh nghiệp của mình.

Điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Bạn có thể điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn khi bạn biết chắc chắn những gì họ đang tìm kiếm ở bạn. Nhắm mục tiêu đúng khách hàng và đáp ứng nhu cầu chính xác của họ là những gì phân tích có thể giúp bạn thực hiện.

Xác định các xu hướng và cơ hội trong ngành

Xác định xu hướng và cơ hội trong ngành

Giúp doanh nghiệp của bạn khám phá những cơ hội hoặc xu hướng mới. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có ít đối thủ cạnh tranh hơn và khả năng chiếm lĩnh thị phần cao hơn.

Ngoài ra, sử dụng phân tích để hiểu xu hướng của ngành là một cách tuyệt vời để định vị bản thân nếu bạn có thể sử dụng hiệu quả thông tin mà nó cung cấp.

Dự báo doanh thu và lợi nhuận

Dự báo thị trường là một yếu tố quan trọng của hầu hết các phân tích thị trường vì nó có thể cung cấp số liệu, đặc điểm và xu hướng tương lai ở thị trường mục tiêu của bạn. Điều này giúp bạn tính toán chính xác lợi tức đầu tư dự kiến và cho phép bạn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và ngân sách của mình cho phù hợp.

Phân tích ưu và nhược điểm của kế hoạch kinh doanh

Phân tích ưu nhược điểm của kế hoạch kinh doanh

Phân tích thị trường có thể giải thích những thành công, sai lầm trong quá khứ của doanh nghiệp hoặc những điều bất thường trong ngành. Điều này giúp bạn hiểu được nguyên nhân của những thành công đó để có thể tiếp tục cải thiện hoặc tránh mắc lại những sai lầm tương tự.

Tối ưu hóa hoạt động tiếp thị

Phân tích thị trường cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về những hoạt động tiếp thị đang diễn ra và cho bạn biết những khía cạnh nào cần cải thiện và những khía cạnh nào đang hoạt động tốt so với các doanh nghiệp khác trong ngành của bạn.

Kết luận

Tóm lại, quy trình phân tích thị trường không chỉ là một công cụ, mà là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự tập trung và cam kết. Bằng cách áp dụng những kiến thức và chiến lược mới nhất, doanh nghiệp có thể không chỉ giữ vững vị thế của mình mà còn dẫn đầu trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay.

Các câu hỏi thường gặp

Phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu, thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện thông tin về một thị trường cụ thể mà doanh nghiệp quan tâm. Mục đích của phân tích thị trường là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ và xu hướng thị trường, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp hơn.

Quy trình để phân tích thị trường bao gồm những bước nào?

  • Bước 1: Xác định mục tiêu
  • Bước 2: Thu thập thông tin
  • Bước 3: Phân tích dữ liệu
  • Bước 4: Đưa ra chiến lược
  • Bước 5: Theo dõi kết quả

Tầm quan trọng của việc phân tích thị trường là gì?

  • Giảm thiểu rủi ro
  • Điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu
  • Xác định các xu hướng và cơ hội trong ngành
  • Dự báo doanh thu và lợi nhuận
  • Phân tích ưu và nhược điểm của kế hoạch kinh doanh
  • Tối ưu hóa hoạt động tiếp thị

Đánh giá
Array