Hiện nay, Google Ads là một công cụ quảng cáo phổ biến tại Việt Nam và cả thế giới. Đây là công cụ không thể thiếu khi làm online marketing. Google Ads giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp xúc với nhiều khách hàng hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp có nhiều khách hàng và tạo ra doanh thu nhanh chóng. Vậy bạn đã biết Google Ads là gì? Các hình thức quảng cáo Google mới nhất hiện nay?
Các bạn hãy cùng APPNET tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Google Ads là gì?
Google Ads (tên cũ: Google AdWords) là một công cụ quảng cáo trực tuyến có trả phí của Google. Nó cho phép các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá các sản phẩm/dịch vụ trên thanh công cụ tìm kiếm, YouTube hoặc đối tác của Google. Đây được xem là kênh quảng cáo mang về kết quả cao với chi phí khá hợp lý.
Khi sử dụng Google Ads, các doanh nghiệp có thể chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Bài viết sẽ được ưu tiên thứ hạng hiển thị trên Google. Bên cạnh đó, khách hàng tiềm năng cũng dễ dàng nhìn thấy khi tìm kiếm thông tin. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh ngân sách, phương thức và lúc thời điểm quảng cáo mọi lúc.
Lợi ích của Google Ads
- Tăng khả năng tiếp cận với khách hàng: hiển thị quảng cáo khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
- Tăng độ nhận biết thương hiệu: đây là kênh hiệu quả để giới thiệu với khách hàng về thương hiệu của bạn
- Quảng cáo nhanh chóng, quản lý dễ dàng: Nếu sản phẩm không vi phạm chính sách của Google, quảng cáo sẽ hiện sau vài phút kể từ lúc cài đặt quảng cáo thành công
- Kiểm soát chi phí quảng cáo: Có thể thiết lập ngân sách quảng cáo hàng ngày và chỉ trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn.
- Đo lường hiệu quả quảng cáo: Google Ads cung cấp các công cụ để đo lường hiệu quả của quảng cáo. Bao gồm số lần người dùng nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi cũng như chi phí cho mỗi lần nhấp chuột.
- Tùy chỉnh quảng cáo: Tùy chỉnh quảng cáo bằng cách định vị theo địa lý, tuổi, giới tính và các tiêu chí khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
Các hình thức chạy quảng cáo Google mới nhất
Google Search Ads – Quảng cáo tìm kiếm
Đây là hình thức các quảng cáo xuất hiện trên trang Google tìm kiếm. Khi tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm, quảng cáo sẽ xuất hiện ở đầu hoặc cuối trang. Google Search ads sẽ được đánh dấu bằng thẻ “Quảng cáo/QC/Ad” đặt bên cạnh URL website. Doanh nghiệp sẽ trả tiền cho Google mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo của họ.
Hình thức quảng cáo này thường đạt được hiệu quả cao. Do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Display Network Ads – Quảng cáo hiển thị
Đây là hình thức quảng cáo hiển thị ở dạng banner hình ảnh. Khi tìm kiếm từ khóa, các hình ảnh quảng cáo liên quan sẽ xuất hiện trên các website, ứng dụng đối tác của Google để khách hàng nhìn thấy và click vào.
Google Display Network có độ phủ sóng rộng rãi, lên tới hàng triệu website. Nên nó có khả năng tiếp cận tốt với khách hàng. Đây là hình thức quảng cáo Google Ads được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Google Shopping Ads – Quảng cáo mua sắm
Đây là hình thức quảng cáo dựa vào sản phẩm. Khi khách hàng tìm kiếm, chúng sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm. Các thông tin như tên sản phẩm, giá cả, hình ảnh sản phẩm và website bán sản phẩm đó.
Google Shopping Ads sẽ giúp tăng lượng truy cập đến trang web hoặc cửa hàng. Giúp doanh nghiệp có nhiều khách hàng hơn và chất lượng hơn. Nó cũng giúp quản lý chiến dịch tập trung vào hoạt động bán lẻ một cách dễ dàng.
Video Ads – Quảng cáo video
Video Ads cho phép bạn chạy quảng cáo trên Youtube và trên các trang mạng hiển thị của Google. Vị trí của quảng cáo này có thể nằm ở đầu, giữa hoặc cuối các video. Các định dạng quảng cáo video:
Quảng cáo trong luồng phát có thể bỏ qua
Đối với quảng cáo này sau 5 giây người dùng có thể bấm bỏ qua. Quảng cáo sẽ phát ở đầu, giữa hoặc cuối các video khác.
Với chiến lược đặt giá thầu CPV, bạn sẽ trả phí khi người dùng đã xem được 30 giây video (hoặc toàn bộ thời lượng video nếu video đó ngắn hơn 30 giây) hoặc theo lượt tương tác với video, tùy theo điều kiện nào trước.
Với những chiến lược đặt giá thầu CPM mục tiêu, CPA mục tiêu cũng như tối đa hoá lượt chuyển đổi, bạn sẽ trả phí dựa trên số lượt hiển thị quảng cáo.
Quảng cáo trong luồng phát không thể bỏ qua
Quảng cáo này thường có thời lượng khoảng 15 giây (hoặc ngắn hơn). Người xem không thể bỏ qua nó và họ cần phải xem hết video quảng cáo. Doanh nghiệp sẽ trả phí dựa trên số lượt hiển thị quảng cáo.
Quảng cáo ngoài luồng phát
Khi bắt đầu phát video sẽ không có âm thanh. Người xem có thể bật tiếng bằng cách nhấn vào video. Quảng cáo này giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp xúc với khách hàng.
Quảng cáo này chỉ dành cho thiết bị di động. Xuất hiện trên những trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google. Quảng cáo ngoài luồng phát này không có sẵn trên YouTube. Bạn sẽ trả phí khi có người dùng phát video của bạn trong 2 giây trở lên.
Quảng cáo đệm
Có thời lượng là 6 giây (hoặc ngắn hơn) và phát đầu, giữa hoặc cuối video khác. Người xem không có lựa chọn để có thể bỏ qua quảng cáo.
Quảng cáo đệm sẽ xuất hiện ở các video trên YouTube, các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google.Với hình thức này, bạn sẽ trả phí dựa trên số lượt hiển thị quảng cáo.
Quảng cáo trên đầu trang chủ Youtube
Video trong quảng cáo trên đầu trang chủ sẽ tự động phát không có tiếng trong tối đa 30 giây. Nâng cao mức độ nhận biết một sản phẩm/dịch vụ mới, tiếp cận lượng khán giả lớn trong thời gian ngắn.
Chỉ sử dụng quảng cáo trên đầu trang chủ khi đã đặt trước thông qua đại diện bán hàng của Google.
Ở hình thức này, bạn sẽ thanh toán theo chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị (CPM). Bạn có thể làm việc với nhóm quảng cáo của Google để nhận được giá ước tính và mục tiêu về số lần hiển thị của chiến dịch.
Google App Ads – Quảng cáo trên ứng dụng
Hình thức này sẽ giới thiệu các ứng dụng trên Google Play và có thể chạy trên mạng tìm kiếm, mạng hiển thị của Google, YouTube hoặc các đối tác tìm kiếm của Google Ads.
Những lưu ý để dùng Google Ads hiệu quả
Tối ưu trang đích
Trang đích cần đáp ứng nhu cầu của người dùng. Cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm/dịch vụ, các chính sách chăm sóc khách hàng.
Nên cải thiện tốc độ tải trang nhanh chóng. Người dùng sẽ không quá thoải mái khi phải chờ đợi trang tải thông tin quá lâu.
Chọn từ khóa
Tìm từ khóa là bước quan trọng trong quá trình xây dựng chiến dịch Google Ads. Bạn nên dùng những công cụ hỗ trợ tìm từ khóa như Google Keyword Planner, Keyword Tool,… để tìm kiếm từ khóa được hiệu quả mà không mất nhiều chi phí.
Đo lường hiệu quả của quảng cáo
Các công cụ theo dõi chiến dịch sẽ đo lường hiệu quả quảng cáo. Việc này có thể tính toán được lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp và đưa ra kế hoạch quảng cáo tốt hơn.
Thuê đơn vị quảng cáo Google Ads uy tín
Việc chọn đơn vị quảng cáo sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quảng cáo, doanh thu và website của bạn.
Kết luận
Google Ads cung cấp nhiều hình thức chạy quảng cáo khác nhau. Mỗi hình thức đều có ưu điểm riêng, vì vậy doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình công ty để chọn được hình thức quảng cáo phù hợp và hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về Google Ads là gì và các hình thức chạy quảng cáo Google mới nhất. Hi vong bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn!
Câu hỏi thường gặp
Google Ads là gì?
Google Ads (tên cũ: Google AdWords) là một công cụ quảng cáo trực tuyến có trả phí của Google. Nó cho phép các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá các sản phẩm/dịch vụ trên thanh công cụ tìm kiếm, YouTube hoặc đối tác của Google. Đây được xem là kênh quảng cáo mang về kết quả cao với chi phí khá hợp lý.
Lợi ích mà Google Ads mang lại là gì
- Tăng khả năng tiếp cận với khách hàng
- Tăng độ nhận biết thương hiệu
- Quảng cáo nhanh chóng, quản lý dễ dàng
- Kiểm soát chi phí quảng cáo
- Đo lường hiệu quả quảng cáo
- Tùy chỉnh quảng cáo
Có những hình thức quảng cáo nào?
- Google Search Ads – Quảng cáo tìm kiếm
- Display Network Ads – Quảng cáo hiển thị
- Google Shopping Ads – Quảng cáo mua sắm
- Video Ads – Quảng cáo video
- Google App Ads – Quảng cáo trên ứng dụng