Đối với những ai khi mới tìm hiểu về SEO trở ngại lớn nhất của họ chính là những thuật ngữ trong nghề, và cực kỳ phiền phức nếu một giảng viên nào đó cứ dùng những thuật ngữ để dạy mà không giải thích cặn kẻ phải không nào? Nhưng bạn phải chấp điều này vì thật sự những thuật ngữ là cách diễn tả ngắn gọn nhất những gì họ muốn nói cho bạn hiểu. Hoặc đơn giản là khi bạn đi phỏng vấn ở vị trí liên quan đến SEO, người phỏng vấn hỏi bạn một số thuật ngữ trong SEO mà bạn không thể giải thích rõ thì chắc chắn bạn chưa phải là một SEOer thực thụ. Do vậy, trong bài viết này để hỗ trợ cho chương trình đào tạo SEO tại APPNET mình xin tổng hợp một số thuật ngữ cơ bản trong SEO như sau:
1. Backlink
Là một SEOer việc xây dựng backlink là chuyện không thể thiếu, backlink đơn giản là những liên kết trỏ về trang bạn muốn SEO. Việc xây dựng backlink khá quan trọng, nhiều liên kết chất lượng trỏ về website của bạn thì trang web của bạn sẽ nhanh chóng xuất hiện ở những thứ hạng cao trên Goole và đang Pagerank cho trang website của bạn.
2. Pagerank (PR)
Nói một cách đơn giản thì PR là yếu tố để Google đánh giá độ tin cậy của một website, chỉ số PR dựa vào 3 yếu tốt cơ bản là lượng traffic (lượng người truy cập vào một website) và Backlink chất lượng trỏ về, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà Google không bao giờ công bố. Chỉ số tối đa của PR là 10 và trên thực tế thì không chưa có một website nào được Google đánh giá PR là 10, ngay cảu facebook và G+ cũng chỉ mới có PR 9.
Thuật ngữ Pagerank do chính Google đặt ra, thế nhưng cách đây 3 năm Google đã công bố không công bố chỉ số PR cho các website nữa mà cập nhật một cách âm thâm, những chỉ số PR được được đo đạt bằng những tiện ích hiện tại cũng không thể chứng minh được chắc chắn 100%.
3. DA (Domain Authority) và Pa (Page Authority)
DA và PA là 2 chỉ số do Moz đặt ra không do Google cung cấp. DA là chỉ số để đo độ uy tín của một Website, còn PA là chỉ số để để đánh giá độ mạnh của từng page con riêng rẻ trong một website. Đây là chỉ số khá quan trọng để lựa chọn một một forum để xây dựng backlink.
4. BuildLink
Giống như xây dựng backlink nhưng chỉ khác ở chỗ là buildlink chỉ dùng chi việc xậy dựng link kết ở những trang mạng xã hội hay ở những forum. Còn Backlink là chỉ chung luôn những liên kết nội bộ và những liên kết bên ngoài.
5. Internal link (hay còn gọi là inbound link)
Chỉ những link kết nội bộ trong một website, nghĩa là bạn muốn SEO trang chủ thì những bài viết cập nhật trong website có trỏ liên kết về trang chủ hoặc những bài viết cũ có chèn link qua những bài viết trước đó. (Thuật ngữ Onpage cũng tương tự như Internal link)
6. External link (hay còn gọi là link out)
Là thuật ngữ chỉ những link trỏ về những trang khác không nằm trong website đó, ví dụ bạn viết một bài viết ở trang web abc.com nhưng có chèn liên kết của trang web xyz.vn, thì những liên kết ấy gọi là outlink. ( Thuật ngữ Offpage cũng tưng tự như External link)
7. Anchor text
Anchor text là một thuật ngữ chỉ những cụm từ được chèn link vào trong, khi bạn nhấp vào cụm từ đó bạn sẽ được chuyển đến một trang khác, chẳng hạn như cụm từ “đào tạo SEO” đã được mình chèn thêm một liên kết bên trong.
8.Text link
Thuật ngữ Text link cũng tương tự như Anchor text, hay nói cách khác Anchor text là thuật ngữ bao trùng thuật ngữ Text link nhưng Text link là cụm từ được chèn link không nằm trong nội dung bài viết hay phần bình luận mà nói chỉ nằm riêng lẻ.
9. Dofollow và Nofollow
Doforllow và Nofollow là thuộc tính được cài đặt trong phần meta tag của website, bạn có thể điều chỉnh chúng bất cứ khi nào bạn muốn. Điều này được sử dụng để điều chỉnh cho phép hoặc không cho phép Spider (con bọ của Google) truy cập vào vào liên kết ấy. Nếu một Anchor text được để ở chế độ Doffollo nghĩ là bạn cho phép Spider trung cập vào liên kết ấy còn Noffolow thì hoàn toàn ngược lại.
10. Thẻ Meta (cần chú ý nhất là thể Meta title và meta tag)
Đây không được xem là thuật ngữ của riêng ngành SEO thiên về ngôn ngữ của lập trình web, tuy nhiên thuật ngữ này được nhắc khá nhiều trong việc làm SEO và cũng là yếu tố quan trọng để Google đánh giá và nhận biết được từ khóa bạn đang muốn SEO cho trang đó là gì.
11. Sanbox và Penalty
Nếu nói chính xác thì 2 thuật ngữ này có chút khác biệt nhưng suy cho cùng thì đây cũng là hình thức phạt của Google đối với một website. Bị Google Penalty nhẹ hơn bị Google Sanbox, bị Google Penalty là website của bạn bị giảm hạng từ từ và giảm index từ từ nếu phát hiện bạn có thể sửa lỗi nhưng nếu không biết sửa sai thì sẽ bị Google Sanbox hoàn toàn, khi đó tất cả các bài viết, hình ảnh cũng như video trên website đó sẽ không được tìm thấy trên Google hoặc tìm thấy ở rất xa trong kết quả tìm kiếm.