Như bạn đã biết SEO Onpage là một phần không thể thiếu khi thực hiện SEO. Tối ưu Onpage SEO là bước rất quan trọng đối với quy trình SEO giúp làm tăng thứ hạng và truy cập vào Website của bạn. Việc SEO Onpage hiệu quả sẽ là nền tảng cho việc thực hiện SEO Offpage. Chính vì vậy hãy cùng APPNET tìm hiểu SEO Onpage là gì và cách để có thể tối ưu SEO Onpage hiệu quả cho Website.
SEO Onpage là gì ?
Cách tối ưu của SEO Onpage cho website
Khi nói đến SEO Onpage ta nên xét ở cả 3 cấp độ: Cấp độ tên miền, cấp độ website, cấp độ trang. Chúng ta sẽ cùng đi xem xét từng cấp độ này nhé.
Tối ưu tên miền
Tên miền hay còn gọi là domain là địa chỉ web của bạn – liên kết nơi trang web của bạn tồn tại. Tên miền của bạn thể vị trí của bạn trên Internet. Nó không chỉ là liên kết đến trang web của bạn. Đó là thương hiệu trực tuyến và dấu ấn kỹ thuật số duy nhất của bạn. Tên miền rất quan trọng, nó gắn liền với website, thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức trong một thời gian dài.
Khi bạn chọn một tên miền cho website của mình để quảng bá, giới thiệu và bán hàng. Bạn cần phải chọn một tên miền thật cẩn thận để phù hợp với nhu cầu của bạn cũng như ngành hoặc lĩnh vực mà bạn kinh doanh?
Tối ưu meta title
Meta title là thẻ tiêu đề cho một trang web hoặc một bài đăng trên blog. Chính vì nó sẽ xuất hiện khi người dùng cần tìm kiếm thứ gì đó. Chúng sẽ hiện lên ngay khi người dùng nhấn tìm kiếm. Để làm được điều này chúng ta cần phải tối ưu những yếu tố sau:
- Đầu tiên, bạn cần có từ khóa trong thẻ tiêu đề. Vì trong các trang kết quả tìm kiếm, chính những từ khóa đó trong tiêu đề sẽ tự động được in đậm. Nếu nó xuất hiện trong truy vấn tìm kiếm của người dùng Internet và sẽ được cộng thêm nếu từ khóa được đặt ở đầu.
- Thứ hai, theo quy định của Google, tiêu đề có hơn 70 ký tự, thì các ký tự thừa ở cuối sẽ biến thành dấu ba chấm (…), điều đó sẽ không tốt.
- Thứ ba, tiêu đề phải phản ánh đúng những gì mà trang web sẽ đề cập đến. Bởi vì Google có những con bot rất thông minh. Nếu bot thấy tiêu đề và nội dung trong trang không trùng, chúng sẽ ngay lập tức dừng lập chỉ mục. Cuối cùng, nếu tiêu đề được đặt trong H1, google bot sẽ tìm và lập chỉ mục nó nhanh hơn.
Tối ưu Meta discription
Meta Discription là đoạn tóm tắt sơ lược về nội dung của trang web mà bạn muốn đề cập đến. Khi người dùng muốn truy tìm kết quả tìm kiếm với thông tin mà họ đang muốn tìm. Thì công cụ tìm kiếm sẽ bôi đậm các từ khóa có trong thẻ mô tả phù hợp với truy vấn của người dùng.
Nhưng để thẻ mô tả thu hút thì trước hết nội dung tóm tắt trong thẻ cần liên quan đến nội dung mà website sẽ đề cập và khéo léo chèn từ khóa một cách thông minh, cụ thể không quá 5 lần cho mỗi trang cho từ khóa chính. Đối với Google, độ dài của thẻ mô tả không được vượt quá 320 ký tự. Nếu vượt quá số này sẽ được chuyển thành dấu ba chấm. Bên cạnh đó, mỗi trang web chỉ nên có một thẻ mô tả.
Tối ưu Heading
Người đọc dễ bị nhàm chán với một bài viết dài thược với rất nhiều chữ mà không có bất kì một đề mục cho bất kì phần nào. Chính vì thế cần phải có Heading cho mỗi phần.
Heading gồm 6 loại Heading 1, Heading 2, Heading 3, Heading 4, Heading 5, Heading 6 – trong đó H1, H2, H3 là 3 yếu tố quan trọng bắt buộc phải có và cần được phân bổ cho hợp lý.
Đặc biệt, H1 là tiêu đề quan trọng nhất. Vì như đã nói ở trên, H1 là nơi chúng ta sẽ đặt tiêu đề meta, giúp người đọc và bot Google hiểu nội dung của trang web muốn nói đến là gì.
Chỉ nên sử dụng 1 H1 cho mỗi trang web, H2 không được vượt quá 4 và H3 không được vượt quá 6 trong một bài báo. Tất cả các tiêu đề này nên được chèn từ khóa. Nhưng chèn từ khóa ở đây không có nghĩa là sử dụng nhiều từ vào là tốt. Tiếp theo, không nên để các tiêu đề ở dạng ẩn văn bản. Điều này rất dễ khiến website của bạn mắc lỗi thuật toán Google. Cuối cùng, nội dung trong tất cả các tiêu đề này không được lặp lại quá nhiều. Và phải được viết theo cách để thu hút người dùng ở lại website của bạn lâu hơn.
Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh là một công cụ hoàn hảo để thu hút và giữ chân khách hàng lâu hơn. Để tối ưu hóa hình ảnh, các yếu tố bạn cần lưu ý là:
- Kích thước hình ảnh: Kích thước hình ảnh sẽ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ của việc tải trang. Do đó, kích thước của hình ảnh được đăng trên trang web nên từ 360 pixel đến 1280 pixel.
- Kích thước tập tin: nên nén các tập tin khi tải lên mặc dù kích thước tập tin ảnh không ảnh hưởng đến xếp hạng. Nhưng bạn cũng tốt nhất là không vượt quá 400KB mà vẫn đảm bảo chất lượng của ảnh.
- Tỷ lệ hình ảnh: Các tỷ lệ khung hình thường được sử dụng nhất là hình vuông, 4: 3 và 16:10.
- Thuộc tính ALT: Google bot không thể đọc hình ảnh, vì vậy bạn cần thêm văn bản thay thế (Alt image) cho hình ảnh bạn đăng. Mục đích của việc này không chỉ là để các bot của Google đọc. Và hiểu những gì hình ảnh của bạn đang hiển thị mà còn nhắm đến những người dùng khiếm thị.
- Tên tệp: bên cạnh thuộc tính ALT, tên tệp hoặc tên tệp cũng quan trọng không kém. Vì hầu hết các hình ảnh được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm đều chứa từ khóa trong tên tệp. Nhưng cần chú ý tên tệp phải ngắn. Không quá 6 từ và giống như alt hình ảnh, tên tệp phải thể hiện chính xác nội dung trong hình ảnh.
Tối ưu từ khóa
Việc chọn một từ khóa phù hợp có thể sẽ giúp trang web của bạn đứng thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, vẫn không nên nhồi nhét từ khóa. Vì nó có thể khiến thứ hạng website của bạn bị trì trệ hoặc tệ hơn là dính các thuật toán. Vì vậy, bạn cần chú ý hai vấn đề như sau: mật độ từ khóa như thế nào là hợp lý và đặt từ khóa ở đâu là tối ưu nhất.
- Thẻ tiêu đề meta
- Thẻ mô tả meta
- Thẻ tiêu đề
- Văn bản thay thế trong hình ảnh
Những điều cần tránh khi SEO Onpage
- Làm quá nhiều từ khóa trên 1 trang: Tốt nhất, mỗi trang chứa 1 từ khóa. Chúng ta có thể tạo 2-3 từ khóa trong trường hợp các từ khóa lồng nhau (ví dụ: truyện vui và những câu chuyện vui hay) hoặc các từ khóa gần nghĩa.
- Nội dung gây mất thiện cảm, phản cảm và không có nhiều cho người dùng
- Sử dụng quá nhiều từ khóa
- Xuất hiện quá nhiều quảng cáo phía trên nội dung
- Bị ẩn nội dung
- Kỹ thuật che giấu: Thuật ngữ này đề cập đến các tình huống trong đó người dùng và công cụ tìm kiếm đọc web nhưng thu được thông tin khác nhau. Lỗi này sẽ bị phạt nặng trong trường hợp bị phát hiện.
Kết luận
Tóm lại, đây là những chia sẽ về SEO Onpage là gì. Nếu muốn Website của bạn đạt được thứ hạn cao trên công cụ tìm kiếm của Google. Thì không thể nào bỏ qua bước SEO Onpage. Nội dung là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn nằm trên Top. Vì vậy, trước khi tạo ra content mới, bạn hãy tối ưu hóa nó thật tốt. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác để tối ưu hóa SEO Onpage tốt hơn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích để bạn có thể tối ưu tốt hơn.