Bộ nhận diện thương hiệu là thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người làm trong lĩnh vực marketing hay kinh doanh. Nó là một yếu tố quan trọng dùng để giới thiệu thương hiệu đến người dùng.
Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Brand guideline bao gồm những gì? Bạn hãy cùng APPNET tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố được thiết kế đồng nhất với nhau giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, nó làm cho người tiêu dùng nhận biết được thương hiệu và phân biệt giữa doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Các yếu tố trong bộ nhận diện bao gồm tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, typo, phương châm hoạt động và tài liệu Marketing. Các yếu tố này cần được thiết kế đồng bộ với nhau và có tính thẩm mỹ để bộ nhận diện thương hiệu có hiệu quả cao.
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu
Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu có hiệu quả sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Với bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng với thương hiệu. Từ đó lựa chọn mua và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
- Gây ấn tượng với khách hàng: Một bộ nhận diện có sự đồng bộ với nhau sẽ giúp khách hàng ấn tượng và nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng dễ dàng phân biệt thương hiệu của bạn với những thương hiệu khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Những ấn tượng riêng sẽ giúp khách hàng dễ dàng ra quyết định mua sản phẩm của thương hiệu hơn.
- Tạo uy tín cho thương hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế chuyên nghiệp và đồng nhất với nhau sẽ được khách hàng đánh giá cao. Từ đó, họ sẽ tin tưởng và lựa chọn ủng hộ với doanh nghiệp của bạn.
- Tăng doanh thu: Khi tạo được ấn tượng với khách hàng, doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh số bán ra. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu và phát triển hơn.
- Tiết kiệm thời gian trong chiến dịch marketing: vì đã có lòng tin từ khách hàng trước đó, chiến dịch marketing sẽ tiếp xúc với đúng tệp khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng chiến dịch marketing. Cũng như tốn ít thời gian để chiến dịch này tiếp cận được với khách hàng.
Brand guideline bao gồm những gì?
Mỗi brand guieline sẽ có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có một số đặc điểm như sau:
Tổng quan về doanh nghiệp
Gồm các mục: lịch sử hình thành, sứ mệnh, mục tiêu, giá trị,..
Tuyên bố về sứ mệnh – mission statement là một trong những giá trị cần được xây dựng trong giai đoạn đầu tiên của bất cứ một doanh nghiệp nào. Chính những tuyên bố này sẻ ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh. Cũng như chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuyên bố về sứ mệnh sẽ là giá trị cốt lõi để mọi yếu tố trong thương hiệu đi theo như một định hướng rõ ràng, nhằm đạt được mục đích cụ thể.
Logo
Xây dựng logo là một nguyên tắc rất quan trọng. Logo được xem là “bộ mặt của thương hiệu” và nó cũng là thứ người tiêu dùng nhìn thấy nhiều nhất. Một chiếc logo cần phải đẹp và có ý nghĩa. Nó cần mang một câu chuyện, thông điệp cần truyền tải đến người tiêu dùng. Logo thương hiệu thành công khi chỉ cần nhìn logo người ta sẽ nhớ ngay đến thương hiệu.
Tại Brand guieline, thương hiệu sẽ xác định được tất cả những điều quan trọng khi xây dựng logo như màu sắc, khoảng cách, kiểu chữ,… Cùng với đó, Brand guideline cũng giúp các nhãn hàng có thể tránh được các điều tối kỵ trong xây dựng logo.
Màu sắc và sử dụng đồng bộ
Màu sắc cũng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhận diện cũng như phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác. Bên cạnh đó, màu sắc cũng định vị thương hiệu và chạm đến cảm xúc của khách hàng. Ví dụ: Grab có màu xanh lá thân thiện, Diana có màu hồng nữ tính,..
Do đó, chúng ta không nên lựa chọn màu sắc một cách tùy tiện. Nên chọn màu sắc có sự đồng bộ trong các yếu tố của bộ nhận diện như logo, font chữ, tài liệu,… Brand guideline sẽ giúp bạn sử dụng màu sắc hợp lý, đồng bộ. Nhờ đó tránh được những điều tối kỵ trong sử dụng màu sắc thiết kế.
Lựa chọn màu sắc quan trọng, nhưng bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố có thể tạo độ hoàn hảo cho nhận diện thương hiệu như độ tương phản, độ bão hòa, độ bóng, độ mờ,…
Font chữ
Font chữ cũng là một quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu. Đây là yếu tố giúp doanh ngiệp thể hiện rõ cá tính của thương hiệu. Trước khi xây dựng bộ nhận diễn, hãy quan sát, nghiên cứu về thương hiệu, cá tính của thương hiệu,… Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra font chữ phù hợp với mình. Bên cạnh đó hãy quan tâm đến kích thước chữ, màu sắc chữ, sắc độ của chữ.
Phong cách hình ảnh
Doanh nghiệp nên quy định rõ về việc sử dụng hình ảnh cho các sản phẩm truyền thông của mình. Các tiêu chí như màu sắc chủ đạo, sử dụng animation hay hình ảnh thật, góc chụp hay concepts,…
Hãy đưa ra những hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu về việc sử dụng hình ảnh để áp dụng đúng và hạn chế sai sót. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc định vị, nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Phong cách viết và giọng văn
Trong Brand Guideline nên hướng dẫn rõ về cách truyền đạt mà một Copywriter nên sử dụng. Điều đó giúp hòa hợp được với logo, hình ảnh của thương hiệu.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến giọng văn mà đọc giả/thính giả mục tiêu của thương hiệu quan tâm. Ví dụ như thân thiện, gần gũi, vui vẻ hay trang trọng, chuyên nghiệp,… Từ đó, bạn liệt kê những loại bài viết nên triển khai và triển khai theo dạng phân tích hay chỉ dừng ở việc ngắn gọn, súc tích là được.
Đồng thời, bạn nên chú thích rõ về cách dùng từ đơn hay đa nghĩa. Có cần sử dụng hình ảnh để hỗ trợ minh họa thêm vấn đề cần nhắc đến hay không.
Brand Guideline càng dễ dàng, chi tiết thì sẽ hạn chế được sai sót, tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Tại sao doanh nghiệp cần có Brand guideline?
Tiết kiệm thời gian
Nó sẽ giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều thời gian đặc biệt là trong thiết kế. Không cần bỏ ra quá nhiều thời gian để tìm kiếm và chỉnh sửa theo thông tin chuẩn cho bản thiết kế. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có được định hướng cho các hoạt động sau này.
Xây dựng câu chuyện cho thương hiệu
Nó sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chính xác về thương hiệu. Bao gồm mục tiêu, sứ mệnh, định hướng hay định vị thương hiệu trên thị trường.
Tạo ra sự thống nhất cho hoạt động kinh doanh
Để kinh doanh hiệu quả, các chiến lược cần có sự nhất quán. Mọi sản phẩm của thương hiệu được thực hiện một cách đồng nhất. Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng được định vị trên thị trường.
Là công cụ đo chuẩn mực và quy tắc cho bộ nhận diện thương hiệu
Nó đưa ra những quy định cụ thể và quy chuẩn mà các yếu tố trong bộ nhận diện được sử dụng. Nó cũng sẽ chỉ ra những điểm mà bạn không nên áp dụng.
Ngoài ra, bản hướng dẫn này cũng hỗ trợ người làm truyền thông hiểu được cần nhấn mạnh vào yếu tố nào và cách sử dụng yếu tố đó để tạo nên thông điệp truyền thông. Nó sẽ hướng dẫn những bên liên quan làm theo đúng định hướng ban đầu.
Lưu ý khi xây dựng Brand guideline
Xác định mục đích làm Brand guideline
Đầu tiên bạn nên hiểu rõ tại sao cần xây dựng Brand guideline và nó có ý nghĩa gì với doanh nghiệp của bạn. Khi đã xác định được mục đích, bạn sẽ dễ dàng định hướng để phát triển các các ý tưởng hay vấn đề cần hướng dẫn để nhận diện thương hiệu một cách tốt nhất.
Xác định đối tượng áp dụng
Mỗi doanh nghiệp sẽ có các khách hàng mục tiêu khác nhau. Việc xác định đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến sẽ giúp Brand guideline được triển khai một cách đúng đắn và có chất lượng cao. Ở bước này, các bạn nên tạo một cuộc khảo sát để tìm ra đặc điểm của đối tượng mục tiêu nhé!
Trình bày đồng nhất
Cách trình bày là một yếu tố quan trọng khi thực hiện Brand Guideline cho thương hiệu của mình. Hãy đồng nhất cách trình bày để Brand Guideline trông chuyên nghiệp, ấn tượng hơn. Đó có thể là đồng nhất về màu sắc, kích thước, hình ảnh đại diện,…
Kết luận
Trên các mạng xã hội, hàng triệu người dùng truy cập và thường xuyên nhìn thấy hình ảnh của thương hiệu bạn. Việc thiết kế theo bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp tăng tính nhận diện và ghi dấu ấn thương hiệu của bạn vào tâm trí khách hàng, làm cho thông điệp truyền tải trở nên dễ dàng hơn.