Học Digital Marketing ra làm gì? 8 kỹ năng cần có trong ngành

Nền kinh tế được điều khiển bởi công nghệ ngày nay thì đòi hỏi những Marketer và các doanh nhân phải học về tiếp thị kỹ thuật số. Hầu hết mọi người đều tham gia vào lĩnh vực kỹ thuật số này. Vậy học digital marketing ra làm gì? Hôm nay APPNET sẽ bật mí cho bạn.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing đề cập đến việc tạo và xuất nội dung thông qua các kênh truyền thông kỹ thuật số website, landing pages, phương tiện truyền thông xã hội, email và ứng dụng di động. Và quảng bá nội dung bằng nhiều chiến lược trên các kênh kỹ thuật số paid, earn, owned bao gồm SEO và SEM, quảng cáo trả cho mỗi lần nhấp chuột (Pay per click), cung cấp nội dung, mạng xã hội, email, văn bản và nhiều hơn thế nữa.

 

digital marketing là gì

Học Digital Marketing ra làm gì ?

Vậy thì học tiếp thị kỹ thuật số ra sẽ làm gì ? Đó là câu hỏi mà hàng ngàn người đã đặt ra. Dưới đây là một số công việc mà sau khi học ra bạn có thể làm:

Content writer

Content writer chịu trách nhiệm tạo ra các phần nội dung bằng văn bản hấp dẫn có thể được sử dụng trong phương tiện kỹ thuật số và in ấn. Họ làm việc với khách hàng để tạo ra các bài báo về nhiều chủ đề khác nhau, sau đó họ sử dụng như một cơ hội để quảng cáo dịch vụ của họ hoặc giáo dục người tiêu dùng về thông tin phù hợp liên quan đến sản phẩm của thương hiệu.

SEO specialist

SEO Specialist là những chuyên gia Marketing sử dụng nghiên cứu và phân tích trang web để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google. Họ tìm kiếm và nghiên cứu các từ khóa phổ biến và có liên quan được dùng trong các truy vấn của công cụ tìm kiếm và chèn chúng vào các website, giúp các công cụ tìm kiếm như Google sẽ tìm thấy các trang web đó và hiển thị chúng cho người dùng web. Hiện nay có rất nhiều khóa học về SEO cung cấp những kiến mà một SEO Specialist cần có.

Analytics specialist

Analytics specialist chịu trách nhiệm cung cấp insight nhằm phục vụ cho những quyết định mang tính chiến lược, cũng như những hoạt động vận hành doanh nghiệp nói chung của người dùng doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần đảm bảo hệ thống báo cáo/phân tích dữ liệu hoạt động một cách chính xác và hiệu quả.

UX designer

UX Design (User Experience Design – thiết kế trải nghiệm người dùng) là hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm Digital (ứng dụng web, ứng dụng di động, phần mềm, …) với mục đích mang đến cho người dùng những trải nghiệm nhanh chóng, mượt mà và hiệu quả khi sử dụng Internet. Quá trình thiết kế này cũng sẽ giúp người dùng cuối tương tác với các sản phẩm kỹ thuật số trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Email marketing manager

Người quản lý Email Marketing sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phát triển, thực hiện cũng như duy trì các chiến lược tiếp thị email tổng thể của công ty.

Social media manager

Các Social media manager sẽ chịu trách nhiệm phát triển các chiến lược nhằm tăng người theo dõi, tạo ra và giám sát các chiến dịch xã hội, sản xuất nội dung, xem xét số liệu sau đó phân tích và giao tiếp với các bên liên quan chính trong công ty.

E-commerce specialist

chuyên gia thương mại điện tử, là chuyên gia về các chiến lược bán hàng online và các nền tảng khác nhau nhằm thực hiện chuyển đổi hay bán hàng kỹ thuật số trên một website. Trách nhiệm của bạn là theo dõi hoạt động hàng ngày trên trang web và những hiệu suất tổng thể để đạt được mục tiêu như cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng lượng truy cập trang web và doanh số bán hàng cũng như phát triển lòng trung thành với thương hiệu.

PPC specialist

PPC specialist là một vai trò Digital Marketing cấp độ đầu vào tập trung vào kênh tiếp thị được gọi là quảng cáo trả cho mỗi lần nhấp chuột, hoặc PPC.
Họ sẽ sử dụng kiến ​​thức chuyên môn của mình để thiết kế, xây dựng và thực hiện các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.

Digital marketing manager

Digital marketing manager chịu trách nhiệm phát triển, thực hiện và quản lý các chiến dịch tiếp thị quảng bá công ty và các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Họ đóng vai trò chính trong việc nâng cao nhận thức về thương hiệu trong kỹ thuật số cũng như thúc đẩy lưu lượng truy cập web và thu hút khách hàng tiềm năng.

Kỹ năng cần có cho Digital Marketing

Cần sự sáng tạo

cần sự sáng tạo

Bạn sẽ không làm được những việc liên quan Digital Marketing nếu như không có khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, khác với các nhà thiết kế hay biên kịch, thay vì họ sẽ tốn nhiều thời gian để nghĩ ra các kịch bản phim ảnh/các mẫu thiết kế hấp dẫn, lôi cuốn người xem.

Thì bạn phải học cách vượt qua những áp lực trong thời gian ngắn để tạo ra những ấn phẩm quảng cáo. Mà có thể làm tăng nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty cũng như doanh nghiệp.

Khả năng phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu đề cập đến việc sử dụng những phần mềm hiện đại và các quy trình chức năng để có thể thu thập thông tin và xử lý chúng từ các tương tác trực tuyến khác nhau của thị trường mục tiêu của bạn. Các tương tác trực tuyến này có thể ở dưới dạng nội dung được sử dụng, các giao dịch trực tuyến, truy vấn tìm kiếm và các footprint có liên quan khác liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Với một số công cụ trực tuyến hiện có sẵn để đo lường dữ liệu trên các nền tảng khác nhau, việc phân tích và đưa ra các quyết định tiếp thị đúng đắn đã trở nên khá dễ dàng hơn đối với các Marketer. Họ cần hiểu khái niệm làm sạch dữ liệu đề cập đến quá trình loại bỏ dữ liệu không chính xác, trùng lắp hoặc không đầy đủ khỏi cơ sở dữ liệu. Chính vì vậy cần cập nhật liên tục cơ sở dữ liệu và loại bỏ những dữ liệu không mong muốn để đưa ra quyết định hiệu quả.

Lên kế hoạch

lên kế hoạch

Đây là kỹ năng rất quan trọng đối với mọi ngành nghề. Với bất cứ công việc gì, thì bạn chỉ có thể dễ dàng thực hiện và kiểm soát nó khi đã lên kế hoạch cụ thể cũng như chi tiết. Hiện nay, thì có khá nhiều công cụ hữu ích cho việc hỗ trợ kỹ năng này, điển hình là PowerPoint và Excel.

Tuyệt vời hơn thì bạn có thể kể đến công cụ tạo bản đồ tư duy – mindmap. Với các công cụ này, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được tiến trình và kế hoạch để xử lý công việc từ đó phân tích cho người khác hiểu.

Kỹ năng Viết

Để trở thành một chuyên viên Digital Marketing, thì bạn cần có tư duy viết tốt. Bạn có thể sẽ được yêu cầu cần phải làm các công việc như viết report, khởi tạo hoặc kiểm duyệt nội dung các bài dùng để chạy quảng cáo trên các nền tảng khác nhau (website, facebook)…

Chính vì vậy, nếu không nắm rõ các quy luật và những yêu cầu về nội dung của mỗi kênh trong quá trình viết, các nhiệm vụ của bạn có thể sẽ không mang lại nhiều kết quả cao.

Kỹ năng về công nghệ

Nếu bạn có thể tự thiết kế vài bức ảnh bằng các thao tác cơ bản hoặc biết cách sử dụng mã nguồn mở để tạo nội dung cho website, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc rất hiệu quả.

SEO & SEM

Thuật toán của Google ngày càng hiện đại và tầm quan trọng trong việc sử dụng các từ khóa cụ thể và có thể áp dụng chúng đã tăng vọt. Do đó, Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO) đã trở thành một kỹ năng quan trọng mà mọi Digital Marketer số cần phải có để hỗ trợ mọi cấp độ tiếp thị kỹ thuật số. Những khía cạnh kỹ thuật của SEO có thể được xử lý bởi những người có định hướng về kỹ thuật hơn trong nhóm.

Tuy nhiên, nếu có những kiến ​​thức vững chắc về SEO là rất quan trọng cùng với kiến ​​thức về quy trình làm thế nào để có thể tối ưu hóa được mọi dạng nội dung để chạy được một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số thành công. Cả SEO & SEM không chỉ giúp bạn thúc đẩy nội dung của mình đến các đối tượng mục tiêu mà còn giúp bạn thu hẹp lại cơ sở dữ liệu khách hàng của mình.

 Kỹ năng giao tiếp

kỹ năng giao tiếp

Một nhà kỹ thuật số có kỹ năng giao tiếp tốt bao gồm các yếu tố như truyền bá thông điệp để gây tác động, xây dựng lòng tin và mối quan hệ. Với động cơ là tạo ra thông điệp có tác động và truyền tải nó đến khách hàng theo cách rõ ràng, ngắn gọn, thú vị và phù hợp. Một Digital Marketer phải có khả năng nhìn mọi thứ từ một góc độ khác, để truyền đạt ý tưởng theo cách mà khán giả sẽ hiểu, cùng với việc hiểu những gì mà khán giả sẽ thấy thú vị và đáng giá.

Kỹ năng thiết kế cơ bản

kỹ năng thiết kế cơ bản

Những nội dung trực quan hiện nay cung cấp cho bạn nhiều tiếp xúc hơn là một nội dung bằng văn bản. Video đang chiếm nhiều ưu thế trên internet bởi vì nó hiện được biết là có tỷ lệ chuyển đổi, cũng như mức độ tương tác và thứ hạng SEO cao.
Các Digital Marketer nên có các kiến ​​thức cơ bản về các phần mềm như Adobe Creative Suite (Photoshop,illustrator, After Effects, InDesign, v.v.), Canva, Inkscape sẽ giúp họ trong việc tạo ra được nội dung trực quan.

Kết luận

Tóm lại, bất cứ bạn làm ngành nào thì cũng phải cần những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của nó. Digital Marketing cũng vậy. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn thì cần có những kỹ năng mềm để áp dụng song song. Hy vọng bài viết trên đã bật mí cho bạn biết học Digital marketing ra làm gì rồi phải không. Từ đó bạn có thể chọn cho mình được một công việc phù hợp với bản thân nhé.

Các câu hỏi thường gặp

Học Digital Marketing ra làm gì?

-Content writer

-SEO specialist

-Analytics specialist

-UX designer

-Email marketing manager

-Social media manager

-E-commerce specialist

-PPC specialist

-Digital marketing manager

Cần những kỹ năng gì khi làm Digital Marketing?

-Cần sự sáng tạo

-Khả năng phân tích dữ liệu

-Lên kế hoạch

-Kỹ năng Viết

-Kỹ năng về công nghệ

-SEO & SEM

-Kỹ năng giao tiếp

-Kỹ năng thiết kế cơ bản

Bên cạnh những kỹ năng trên sẽ cần những kỹ năng khác nữa mà các dân Marketing cần học hỏi để cải thiện bản thân tốt hơn.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing đề cập đến việc tạo và xuất nội dung thông qua các kênh truyền thông kỹ thuật số website, landing pages, phương tiện truyền thông xã hội, email và ứng dụng di động. Và quảng bá nội dung bằng nhiều chiến lược trên các kênh kỹ thuật số paid, earn, owned bao gồm SEO và SEM, quảng cáo trả cho mỗi lần nhấp chuột (Pay per click), cung cấp nội dung, mạng xã hội, email, văn bản và nhiều hơn thế nữa.

Đánh giá